Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
LƯỢC TRUY CẬP
VÕ TRẬN VẠN THẮNG VƯƠNG Flags_0

 

 VÕ TRẬN VẠN THẮNG VƯƠNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 34

VÕ TRẬN VẠN THẮNG VƯƠNG Empty
Bài gửiTiêu đề: VÕ TRẬN VẠN THẮNG VƯƠNG   VÕ TRẬN VẠN THẮNG VƯƠNG Icon_minitime8/4/2012, 8:54 pm

Võ sư Trương Văn Bảo
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam


Không thủ đạo (Karate-do) Nhật Bản giúp cho người tập (Karateka) bản lãnh kiên cường đi vào cuộc sống bằng tinh thần Võ sĩ đạo (Karate Bushido). Những câu chuyện có thật trong đời thường nhưng trở thành huyền thoại võ lâm bởi sự thật đó đã vượt trên sức tưởng tượng của con người.

Đại sư Oyama Masutatsu, sinh năm 1923 tại Nam Triều Tiên, mất năm 1994 tại Tokyo Nhật Bản. Ông là người văn võ lưỡng đạo, được xem là kỳ nhân trong giới võ Nhật Bản với thành tích tay không chặt gãy sừng bò mộng, sáng lập trường phái Kyokushinkai Karate đầy uy lực, thực dụng, người Tây phương thường gọi là Full Contact Karate. (Tham khảo: Beasley, Johnny. Mastering Karate. Human Kinetics, 2003)

Đại sư Gogen Yamaguchi, sinh năm 1909 tại Miyazaki Nhật Bản, mất năm 1989, trường phái Goju-ryu (Cương nhu Karate), sáng lập Hiệp hội Cương nhu Không thủ đạo Quốc tế (International Karate-do Goju Kai Association). Ông trở thành võ sư huyền thoại Karate “Người Mèo - The Cat Man” với kỳ tích đánh chết cọp trong thời gian ngắn kỷ lục 20 giây, khi ông đang bị cầm tù tại Mãn Châu năm 1939. Đại sư là một bậc kỳ tài võ thuật, tu sĩ Thần đạo, luật sư, được nhiều người ngưỡng mộ. (Tham khảo: Ikgakarate.org - Yamaguchi - Ha Karate-do Goju-Ryu Kaizen ...)

Lịch sử Việt Nam hằng trăm năm, hằng ngàn năm trước đã có nhiều võ nhân lừng lẫy với những kỳ tích võ công siêu quần bạt tuỵ bởi võ công ấy dùng vào công cuộc bảo vệ tổ quốc. Đó là Đinh Bộ Lĩnh (924-979), võ trận cờ lau, tay không chặt gãy sừng trâu, vật ngã trâu làm lễ tế cờ, khao quân, khởi nghiệp, dẹp yên 12 loạn sứ quân (thập nhị sứ quân), thống nhất giang sơn, mang cuộc sống yên bình về cho đất nước; là Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan ?-722), làm vua và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam năm 713. Thưở hàn vi cùng mẹ đi vào rừng kiếm củi, mẹ bị hổ vồ, ông đã là anh hùng đả hổ báo thù cho mẹ; là Phùng Hưng (761-802) cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905), đuổi được người phương Bắc đem tự chủ về cho đất nước, ông là anh hùng đánh cọp mang lại sự bình yên cho dân làng; là Lê Văn Khôi ( ?-1834) đánh cọp và không thiếu những võ sư Võ cổ truyền Tây Sơn - Bình Định, Tân Khánh - Bà Trà đánh cọp ở cuối thế kỷ 19 và 20, chẳng thua kém gì Hành giả Võ Tòng đả hổ đồi Cảnh Dương, Hắc Toàn Phong Lý Quỳ đánh cọp báo thù cho mẹ trong tiểu thuyết văn học cổ điển Thuỷ Hử của Thi Nại Am. Và còn nhiều anh hùng hào kiệt khác.

1. CỜ LAU TẬP TRẬN

Đinh Tiên Hoàng (924-979) huý là Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), con ông Đinh Công Trứ làm thứ sử ở Hoan Châu về đời Dương Diên Nghệ và đời Ngô Vương Quyền. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với trẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước về và lại lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Trẻ xứ ấy đứa nào cũng nể, tôn làm đàn anh. Đến lúc khôn lớn lên, dân làng ở đấy theo phục rất nhiều, nhưng sau vì không hoà với chú cho nên Bộ Lĩnh cùng với con là Liễn sang ở với Sứ quân Trần Minh Công ở Bố Hải Khẩu (phủ Kiến Xương, Thái Bình).

Trần Minh Công thấy Đinh Bộ Lĩnh khôi ngô, có chí khí, đem lòng yêu mến, cho được nắm giữ binh quyền. Đến khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ những người hào kiệt, hùng cứ một phương. Năm Tân Hợi (951) đời Hậu Ngô Vương, Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương đã đem quân vào đánh không được. Đến khi nhà Ngô mất rồi Đinh Bộ Lĩnh hàng được sứ quân Phạm Phòng Át, phá được Đỗ Động của Đỗ Cảnh Thạc. Từ đó đánh đâu được đấy, cho nên chúng tôn là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong một năm mà vương bình được các sứ quân và lập thành nghiệp đế. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh mang tinh thần dân tộc và ý chí độc lập tự cường thống nhất quốc gia. Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng đế, tức là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Khởi đi từ đời sống nông thôn, lấy võ nghệ tiến binh bằng “cờ lau tập trận”, sau trở thành những chiến công hiển hách dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước trên nền tảng của võ trận.

2. MAI HẮC ĐẾ ĐÁNH CỌP

Mai Hắc Đế (?-722) chính danh là Mai Thúc Loan, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Đường đô hộ vào năm Quý Sửu (713). Sinh thời Mai Thúc Loan rất khỏe mạnh, học giỏi và có chí lớn, võ nghệ cao cường, giỏi về đô vật. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Sử chép giữa buổi hai mẹ con đi kiếm củi trong rừng sâu, khi nghe tiếng kêu thét của mẹ, kịp đến thì mẹ đã chết gục bên vũng máu cạnh một con hổ lớn. Căm giận ngút trời, Mai Thúc Loan xông vào đánh nhau với mãnh thú. Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược, có công với đất nước. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong “Tiên chân báo huấn tân kinh” để ở đền thờ, ca tụng công đức ông như sau:

Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành lũy khói hương xông,
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công.
Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn,
Hùng Sơn gió lặng, khói lang không.
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.

3. PHÙNG HƯNG ĐÁNH CỌP

Vật ngã trâu, tay không bắt hổ; Uy danh kia sấm nổ xa gần.

Phùng Hưng (761-802) xuất thân dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp bởi vậy mới có tên gọi là "đường lâm".

Sử chép trước năm 791,Phùng Hưng kéo quân Đường Lâm về tiêu diệt An Nam đô hộ phủ Cao Chính Bình thời nội thuộc nhà Đường, ông đã từng giết hổ cứu dân. Thời đó dân Đường Lâm khổ vì nạn hổ tàn hại. Phùng Hưng quyết tâm diệt hổ, ông làm hình nộm, mặc quần áo cũ, tay cầm truỳ đồng phục hổ, những ngày đầu hổ xé nát hình nộm. Ông lại kiên trì tiếp tục đặt hình nộm cạnh dường hổ đi, khi hổ không còn phá hình nộm nữa, lúc đó ông mới cầm truỳ đồng đứng một mình chờ hổ. Khi hổ lướt qua, nhanh như chớp ông vung truỳ tấn công hổ, giáng những đòn trí mạng. Nhờ võ nghệ cao cường lại thêm sức khoẻ thiên phú, chẳng mấy chốc Phùng Hưng đã hạ được hổ. Sau khi Phùng Hưng mất, dân chúng ái mộ mới lập đền thờ và tôn ông là Bố Cái Đại Vương.

4. LÊ VĂN KHÔI ĐÁNH CỌP

Lê Văn Khôi (?-1834) tên thật là Bế-Nguyễn Nghê, còn được gọi là Hai Khôi, Nguyễn Hựu Khôi hay Bế Khôi, là con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt và là thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An (tức vùng Gia Định cũ).
Tả quân Lê Văn Duyệt có cho làm những chỗ nuôi hổ và voi. Hổ nhốt vào cũi để trong một thửa đất dựng nhiều khại, mỗi khại chứa ba bốn mươi cũi hổ. Một hôm, Tả quân cùng với sứ thần Xiêm La (Thái Lan bây giờ) ngồi trên vọng đài xem các võ sĩ đấu với hổ. Dân chúng chen chúc đứng chung quanh đài. Tả quân truyền lệnh thả hổ ra để võ sĩ biểu diễn bắt sống hổ cho sứ thần xem.

Võ sĩ Lê Văn Khôi mình trần trùng trục, tóc tết đuôi gà, mặc quần cụt, tay cầm đùi heo. Không ngờ gặp con hổ quá dữ, chồm ngay lại tát ông. Lê Văn Khôi né mình, đánh ra một côn trúng hổ, hổ ngã lăn dãy dụa một lúc rồi nằm im tắt thở.

Sứ thần Xiêm La tấm tắc khen ngợi nhưng bỗng thấy Tả quân nổi trận lôi đình, rút lệnh tiễn truyền đao phủ bắt trói võ sĩ Lê Văn Khôi đem chém, vì đã có lệnh đấu với hổ chỉ được bắt sống chứ không được đánh chết. Lê Văn Khôi đến trước vọng đài xin tha tội vì không biết, và xin được bắt sống hổ khác để chuộc tội. Tả quân ưng cho. Khôi lại bước vào khại. Lính thả hổ ra. Bên ngoài trống thúc vang trời, bên trong Khôi với hổ đánh nhau một mất một còn. Cuộc tỷ thí lần này thật là gay go, hổ lớn và rất dữ. Nhưng Lê Văn Khôi tài nghệ tuyệt luân, ông dùng một miếng võ hiểm đá trúng hàm dưới của hổ. Hổ nằm lăn ra, chổng bốn chân lên trời, ông lấy cuộn dây trong mình trói hổ lại, vác đặt dưới vòng đài làm lễ xin chuộc tội. Sứ thần Xiêm La thấy vậy khen không dứt lời. Tả quân ung dung nói: “Bọn tiểu tốt dưới trướng tôi đều như vậy cả, có chi đáng cho đại nhân khen”.

Võ cổ truyền Việt Nam gắn liền với lịch sử Việt Nam. Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài người hay của quốc gia, dân tộc. Do vậy phát triển Võ cổ truyền Việt Nam cần kiến thức về lịch sử Việt Nam. Là lãnh đạo chỉ huy phải biết chỉ đạo đường lối, không chỉ lúc dễ dàng mà ngay cả trong lúc khó khăn. Một người chỉ huy giỏi phải hiểu được những người dưới quyền mình, hiểu điều họ cần, hiểu mong muốn của họ hay phần nào cách nghĩ của họ. Nếu chỉ ngồi ở trên mà “toạ hưởng kỳ thành”, không kết nối được mối nhân hoà thì sự nghiệp có nguy cơ diệt vong.
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
VÕ TRẬN VẠN THẮNG VƯƠNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VÕ ĐÀI NƠI THĂNG HOA CỦA VÕ THUẬT
» VÕ SƯ HỒ TƯỜNG VÀ TRĂN TRỞ NGHIỆP VÕ
» DANH TƯỚNG TRẦN HƯNG ĐẠO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: CON NGƯỜI & VÕ CỔ TRUYỀN :: ANH HÙNG LỊCH SỬ-
Chuyển đến