Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
LƯỢC TRUY CẬP
Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008) Flags_0

 

 Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 34

Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008) Empty
Bài gửiTiêu đề: Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008)   Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008) Icon_minitime27/9/2012, 9:54 am

http://www.vothuatcotruyen.vn/home/
Võ sư Trương Văn Bảo
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008) DOAN%20TAM%20ANH_1
VÕ SƯ ĐOÀN TÂM ẢNH
(1900 - 2008)

Nhiều tài liệu, sách báo đã viết về cuộc đời và sự nghiệp võ công của võ sư Đoàn Tâm Ảnh. Bài viết này hướng về góc nhìn võ thuật của võ sư Đoàn Tâm Ảnh, thể hiện sự kính trọng của người đi sau đối với các bậc trưởng lão Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã giúp ích cho nhiều thế hệ nối tiếp nghiên cứu tập luyện bổ sung kiến thức.

Võ sư Đoàn Tâm Ảnh tên thật là La Tô, biệt danh “Sáu nhỏ”, sinh năm 1900 tại Chợ Lớn - Sài Gòn, con của ông Tô Nghiêm và bà La Thị Muối. Ông là con trai út trong gia đình có 6 người con (5 gái, 1 trai), được cha mẹ gửi cho Mộc Đức thiền sư để tập luyện võ thuật, tăng cường sức khoẻ. Năm 1913 ông cùng Mộc Đức thiền sư sang Phi Lai Tự - Trung Quốc tu học Phật pháp và luyện tập võ công Côn Lôn Bắc phái (Côn Lôn hay Côn Luân là môn phái lớn cùng Không Động, Hoa Sơn, Nga Mi, ngang với Võ Đang và Thiếu Lâm). Ông được chân sư Thiếu Lâm là Bắc Phong hoà thượng truyền dạy võ công. Sau nhiều năm tu học và phiêu bạt, tranh tài quốc tế trên các võ đài Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Mã Lai… ở thập niên 30. Năm 1951 ông trở về Việt Nam nhưng đến năm 1954 ông mới mở võ đường truyền dạy chính thức tại Cần Thơ (Tham khảo tư liệu của Môn phái Võ Lâm Chánh Tông).

Nhờ vào sở học cộng bản tính thông minh lanh lợi, võ sư Đoàn Tâm Ảnh đã thu hút được nhiều thành phần trong xã hội đến thọ giáo, tập luyện, ông đặt tên môn phái là Võ Lâm Chánh Tông và mở thêm nhiều điểm tập ở các tỉnh miền Trung, miền Tây. Chính từ đây tên tuổi của ông cùng một số cao đồ đã làm cho Võ Lâm Chánh Tông được nhiều người biết đến và yêu thích, đặc biệt là sách viết về “Thất thập nhị huyền công và Thập bát La Hán quyền”.

Dưới sự dìu dắt của võ sư Đoàn Tâm Ảnh, có một số võ sư trước đây thành danh như nhóm đệ tử đầu tiên là võ sư Tư Thông, hiệu Bắc quyền vương, võ sư Tám Tửu, hiệu Trung quyền vương, võ sư Nguyễn Thành Nghiêm, hiệu Nam quyền vương. Nhóm đệ tử thứ hai là võ sư Hàng Thanh, hiệu Bạch đế; võ sư Âu Vĩnh Hiền (Vũ Đức), hiệu Xích đế; võ sư Lạc Hà, hiệu Hắc đế; võ sư Bắc Phong Từ Võ Hạnh, hiệu Huỳnh đế; võ sư Hồng Phong Văn Ngọc Thạch, hiệu Thanh đế. Thế hệ sau còn có các võ sư Lê Văn Lý (Đồng Tháp), Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Thanh Sơn, Quang Diệu Sỹ… Trong số các võ sư này, võ sư (giáo sư) Hàng Thanh và võ sư Bắc Phong Từ Võ Hạnh là những võ sư cao đẳng Taekwondo ITF. Môn phái lấy ngày 9 tháng Giêng kỷ niệm ngày thành lập và ngày mất của võ sư Đoàn Tâm Ảnh, 6 tháng 10 âm lịch hằng năm là ngày giỗ tổ. Năm 1999 nhân ngày chúc thọ, võ sư Đoàn Tâm Ảnh đã giao cho võ sư Nguyễn Thành Nghiêm kế thừa chưởng môn “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền”. Ngày 03 tháng 11 năm 2008 (6 tháng 10 năm Mậu Tý) võ sư Đoàn Tâm Ảnh qua đời, đại thượng thọ 109 tuổi (Tham khảo tư liệu của Võ Lâm Việt Nam).

Võ Lâm Chánh Tông có nhiều môn đệ giỏi, viết sách báo phổ biến những bài bản chân truyền của môn phái. Trước năm 1975, điều kiện nghiên cứu còn khó khăn, tài liệu ít ỏi, cơ sở vật chất và phương tiện in ấn thô sơ nhưng võ sư Đoàn Tâm Ảnh đã nổi tiếng bởi những bộ sách ra đời, đó là Thất thập nhị huyền công và Thập bát La hán quyền do giáo sư Hàng Thanh biên soạn, sau nối tiếp là võ sư Hồng Phong Văn Ngọc Thạch rồi đến Lạc Việt với Thập bát La hán quyền toàn tập.

Đặc điểm của Thất thập nhị huyền công là phần kỹ thuật căn bản khoa học, rõ ràng, giúp người trong môn phái tập luyện và người ngoài môn phái tham khảo, xây dựng kiến thức cho mình. Nhiều võ đường, võ phái mới sáng lập sau này đã dựa trên nguyên tắc của Thất thập nhị huyền công mà diễn thành phần căn bản cho riêng mình. Nhờ vào sách có nhiều người đã thụ giáo bằng phương pháp “ngoại khoá” mà nên danh. Thất thập nhị huyền công có thể hiểu là 72 đòn thế căn bản của Võ Lâm Chánh Tông, khác với Thất thập nhị huyền công là 72 tuyệt kỹ công phu của Thiếu Lâm Tự như: Thiết tý công, Thiết đầu công, Thiết sa chưởng, Mai hoa trang, Thiết ngưu công, Toàn phong chưởng, Nhu cốt công, Điểm thạch công, Nhứt chỉ kim cương pháp (Nhứt dương chỉ)…
Thất thập nhị huyền công có Bộ pháp, Thủ pháp, Cước pháp.
- Bộ pháp có 3 bộ, 12 môn gọi là tam tấn gồm thượng, trung, hạ.
- Thủ pháp có 6 bộ, 42 môn gọi là lục quyền gồm bộ thủ chỉ 5 môn; hùng chưởng 5 môn; cương đao 9 môn; thôi sơn 8 môn; phượng dực 7 môn và bát tuyệt môn quyền 8 môn.
- Cước pháp có 4 bộ, 18 môn gọi là tứ cước gồm tiền cước, hậu cước, hoành cước và phi cước.

Thập bát La hán quyền là 18 bài quyền cùa Võ Lâm Chánh Tông gồm 8 bài Tiểu môn La hán và 10 bài Đại môn La hán. Mục đích của 8 bài Tiểu môn La hán giúp người tập thuần thục các chiêu thức căn bản trong kỹ năng chiến đấu. 10 bài Đại môn La hán nhằm nâng cao trình độ kỹ năng chiến đấu và phương pháp ứng dụng kỹ năng chiến đấu thực tế cho người tập. Có bài chủ luyện về sức mạnh, dẻo dai, đánh có bài bản tiến thoái xoay trở dễ dàng hoặc dạy cho người nhỏ con tránh được sự hiếp đáp của người lớn hơn. Có bài dạy gia tăng sức mạnh kỳ diệu chiến đấu hoặc dạy biết lăn, nhào lộn, tránh né phòng khi thất thế và cũng có bài làm cho đối phương hoa mắt.
- Tiểu môn La hán gồm: Mê Tông La hán, Kim Cang La hán, Lôi Công La hán, Lực Công La hán, Khí Công La hán, Môn Tinh La hán, Pháp Thân La hán, Công Cứ Liên Châu La hán.
- Đại môn La hán gồm: La hán ngũ hành quyền, La hán hùng quyền, La hán khinh quyền, La hán ngũ môn quyền, La hán lôi trận quyền, La hán mai hoa quyền, La hán liên hoàn quyền, La hán cương quyền, La hán long môn quyền, La hán hoa quyền.

Thập bát La hán quyền là những bài võ đấu, trong đó có một số bài đấu lẫn nhau, khắc chế rõ rệt. Ngoài ra võ sư Đoàn Tâm Ảnh còn truyền dạy những môn quyền khác như Tam tinh quyền, Bát môn kim toả, Thập nhị xà quyền, Lư Hoa thiền trượng, Vạn trượng phi đao, Chu long song kiếm, Tuyệt nhãn phi đao, Đả hổ lưỡng đầu côn, Tru tiên song chuỳ…, đặc biệt là các bộ thần công: Thất thập nhị huyệt công (tấn công vào huyệt đạo); Tứ tuyệt định công; Lục bộ thần công; Di ảnh kỳ công; Thập bát chưởng công (18 phép đánh chưởng).

- Lục bộ thần công (6 phép đánh chiến lược): Nhứt thủ nhứt công; Liên thủ liên công; Dĩ thủ khai công; Hồi thủ đương công; Thật hư thủ công; Ý định phân công.
- Lục bộ thần công (6 hình thức giao đấu): Đối diện giao chiến; Đối diện cận chiến nội; Đối diện cận chiến ngoại; Âm dương giao chiến; Âm dương cận chiến nội; Âm dương cận chiến ngoại.
- Tứ đẳng công: Tấn công; Phòng thủ; Phản đòn; Biến thế.
- Tứ tuyệt định công: Liên hoàn cước pháp; Liên hoàn thủ pháp; Cuồng phong tảo lạc diệp; Động quyền di ảnh.
- Di ảnh kỳ công: Đây là chiến pháp của Côn Lôn Bắc phái - Võ Lâm Chánh Tông; khi đối phương đánh thì ta cùng đánh, đối phương đá thì ta cùng đá. Đòn của ta đi sau mà đến trước, đó là nhờ vào di ảnh kỳ công nên hình ta không còn ở vị trí cũ nữa mà đòn của đối phương đi vào hư không.
Võ sư Đoàn Tâm Ảnh dựng bảng mở đường, lập môn phái ở tuổi 50, tuổi của “ngũ thập tri thiên mệnh”, không sớm như một số võ sư quá trẻ hôm nay. Trong một vài trang giấy không thể nói hết những điều muốn nói về võ sư Đoàn Tâm Ảnh hoặc một trưởng bối nào của Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Văn chương chữ nghĩa đôi khi bị hạn hẹp sau cánh cửa mà chỉ có tâm hồn mới vượt lên, đồng cảm chia xẻ được mà thôi. Võ sư Đoàn Tâm Ảnh quan niệm võ là thực chiến, không phải là tuồng, không phải là tiểu thuyết trừu tượng, không phải là vũ trường, không phải là xiếc đu dây, vì vậy võ không hư cấu, nếu võ hư cấu chẳng khác nào một hiệp sĩ khi chiến đấu tuốt gươm ra đợi ca hết một bản nhạc tình rồi mới đấu thì không còn là võ nữa và cao cả trên cả sự cao cả của võ là tinh thần thượng võ của người dạy võ, học võ, đó là võ đạo.
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cố nữ võ sư Phạm Cô Gia (1900-2005)
» ĐOÀN VOCOTRUYEN PHÁP TẬP HUẤN TẠI ĐÀ LẠT
» Nên sớm thành lập Liên đoàn thế giới võ cổ truyền Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: CON NGƯỜI & VÕ CỔ TRUYỀN :: NHỮNG CỐ VÕ SƯ-
Chuyển đến