Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐOÀN KẾT

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 34

SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐOÀN KẾT Empty
Bài gửiTiêu đề: SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐOÀN KẾT   SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐOÀN KẾT Icon_minitime31/3/2012, 2:24 pm

Nhìn lại nền võ học dân tộc (Võ thuật cổ truyền Việt Nam) đã được ông cha ta khai sinh và bảo tồn song hành cùng chiều dài trên 4000 năm văn hiến của Lịch sử dân tộc.
Hiện nay, không ai lại không nhìn nhận võ học dân tộc là vũ khí, là phương tiện góp phần to lớn để làm nên sức mạnh của cả dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Võ học dân tộc ta không chỉ là phương tiện dùng để chiến đấu chống lại cái ác hoặc để đánh đuổi thù trong giặc ngoài… Bên cạnh đó nó còn có một nền võ đạo mang giá trị nhân văn vô cùng to lớn trong việc trồng người. Võ học dân tộc dạy cho con người biết phân biệt cái tốt, cái xấu; biết thương yêu đoàn kết lẫn nhau; biết trọng nghĩa khinh tài; biết kính trên nhường dưới; biết hi sinh vì giang sơn xã tắc…
Cho nên kẻ ngoại bang đã nhiều lần tìm cách ngăn cấm dân ta tập luyện võ thuật để bảo vệ chính sách cai trị hà khắc của chúng. Tuy kẻ thù có trăm phương ngàn kế, từ chính sách đô hộ hà khắc, âm mưu đồng hóa dân tộc, ngăn cấm mọi hoạt động liên quan đến võ thuật … Nhưng rồi mọi thủ đoạn và chính sách tàn độc của kẻ thù đều bị thất bại dưới tinh thần yêu nước dân tộc ta. Võ học dân tộc Việt Nam vẫn mãi mãi trường tồn và phát triển.
Sự ngăn cấm của kẻ thù không làm mai một đi nền võ học của dân tộc ta. Ngược lại, kẻ thù vô tình làm cho võ học dân tộc ngày một phát triển tốt hơn, đa dạng hơn. Người dân Việt khi bị cấm luyện võ, cấm dùng vũ khí thì họ lại biết sáng tạo cách luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau ngay trong lúc lao động sản xuất. Cấm dùng gươm, thương, giáo, mác.. thì họ lại dùng chính những dụng cụ lao động để tập luyện. Thời gian đã biến các công cụ lao động kia trở thành những thứ vũ khí đặc dị và lợi hại vô cùng.( dùng đòn gánh, đòn sóc, tầm vong vạt nhọn thay côn, thay giáo. Dùng mã tấu, phản, liềm để thay gươm, thay đao….)
Họ âm thầm tập luyện, âm thầm sáng tạo, cha truyền con nối…. Chính vì điều này mà võ học dân tộc Việt Nam có rất nhiều võ phái. Mỗi võ phái có những cái hay riêng của mình mà võ phái khác không có được.
Lúc sinh thời sư phụ tôi từng nói: "Không môn phái nào giỏi hơn môn phái nào cả. Mỗi môn phái đều có sở trường và cái hay riêng. Vì nếu có môn phái giỏi thì họ đã trở thành bá chủ võ lâm rồi, còn nếu võ phái bị cho là dỡ thì tự động sẽ bị đào thải theo quy luật của xã hội".
Chính vì vậy mà võ cổ truyền Việt Nam là một môn võ học có rất nhiều võ phái cùng song hành, tồn tại và phát triển.
Bên cạnh cái hay : là sự phong phú có nhiều trường phái, võ phái… vẫn có những cái kém cỏi làm cho nền võ học dân tộc không phát triển mạnh được. Không thể nâng cao giá trị đúng tầm của nó trong ngành Thể dục thể thao. Võ cổ truyền Việt Nam tuy có chiều dài lịch sử và giá trị to lớn như thế. Nhưng đến nay vẫn là một môn thể thao mang tính phong trào, chưa phải là môn thi đấu thành tích cao, chưa đưa vào đấu trường khu vực và Quốc tế. Mặc dù hiện nay trên thế giới, đi đến Quốc gia nào cũng có võ đường võ cổ truyền Việt Nam. Nhiều võ sĩ đạt huy chương vàng khu vực, thế giới ở các môn pencak-silat, wushu, Kichboxing... được xuất thân đào tạo từ các CLB võ cổ truyền chuyển sang thi đấu. Hàng năm, rất nhiều người ngoại quốc đến Việt Nam để tìm tòi học tập võ dân tộc. Họ còn xem quê hương Việt Nam như quê hương thứ 2 của họ.
Tại sao có sự buồn bã như thế đối với những người làm công tác bảo lưu nền võ học dân tộc?
Chúng ta hãy cùng nhau ngẫm lại những gì chúng ta đã làm trong suốt hơn ¼ thế kỉ. Cứ mỗi võ sinh sau khi học võ ở một võ phái nào đó. Đã được, Hội hoặc Liên đoàn cấp văn bằng xác nhận đẳng cấp. Sau đó võ sinh này đến thọ giáo ở một võ phái khác thì lại bị võ phái đó buộc em này phải học lại từ đầu. Với lí do 2 võ phái có bài bản chuyên môn khác nhau.
Quả đúng như vậy. Tuy hiện nay Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đã có sự thống nhất 18 bài võ. Nhưng sự thống nhất này cũng chỉ nhầm để phục vụ trong công tác thi lên đai và thi đấu các giải.
Còn công tác huấn luyện như thế nào từ bậc sơ cấp lên trên vẫn tùy ở mỗi võ phái. Võ phái hoặc Câu lạc bộ nào thích dạy thế nào đều do võ sư, người chủ nhiệm ở đó quyết định. Ban chuyên môn Liên đoàn chưa soạn được một tài liệu nào để gọi là một giáo trình huấn luyện chuẩn để thống nhất trong công tác đào tạo.
Đầu năm 2012, cả nước đón nhận quyển sách Võ Cổ Truyền Việt Nam do võ sư Lê Kim Hòa phát hành cũng chỉ là một tài liệu tham khảo.
Chúng ta đã đi hơn ¼ thế kỉ (từ ngày được Đảng và nhà nước cho phép hoạt động võ thuật cổ truyền trở lại) Nhưng những gì chúng ta làm cũng chỉ như người nông dân chỉ lo chăm sóc phần ngọn của cây mà quên đi bón phân tưới nước cho gốc. Gốc có đủ phân, đủ nước, đủ ánh sáng để quang hợp thì ngọn mới sum sê cành lá, ra hoa kết trái. Gốc thiếu phân, thiếu nước, thiếu ánh sáng thì dù cho người nông dân có cắt tỉa trang trí đẹp thế nào đi nữa thì cây vẫn cằn cỏi và thất thu…
Ngày xưa, cha ông ta mỗi khi quyết định chuyện gì liên quan đến vận mệnh đất nước đã không quên tổ chức lấy ý kiến người dân Như Hội nghị Bình Than thời nhà Trần. Nguyễn Trãi không quên sức mạnh toàn dân qua câu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
(Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi)
Bác Hồ của chúng ta vẫn luôn nói đến việc Lấy dân làm gốc như là Kim chỉ Nam trong mọi lãnh vực. Ngày 18-1-1967, nói chuyện với Lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
“Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được...
Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Quân Mông Nguyên là một thế lực xâm lược hùng hậu nhất thời bấy giờ, chưa từng nếm mùi thất bại. Hốt- tất – liệt từng tuyên bố: “Võ ngựa Mông cổ tiến đến đâu là cỏ không thể mọc đến đó”. Vậy mà ông cha ta 03 lần Chiến thắng.
Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ là những thế lực mạnh hơn ta gấp vạn lần. Nhưng bằng sức mạnh toàn dân đã làm cho đất nước thu về một mối.
Nguyễn Trãi từng nói:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(Bình Ngô Đại Cáo)
Nhân tài đất Việt không thiếu, thời nào cũng vậy, nơi nào cũng có. Quan trọng là người lãnh đạo phải biết chiêu hiền đãi sĩ. Biết lắng nghe, biết tu dưỡng và tự sửa mình. Có như thế thì không việc gì không thể làm được.
Lời góp ý đôi khi làm phật lòng nhau. Nhưng nếu chúng ta biết nhìn thoáng hơn, xem đó là sự góp ý chân tình để khắc phục thiếu sót của mình. Thì việc mình làm sẽ ngày một tốt hơn, được mọi người ủng hộ hơn.
Nếu vì chữ “Ta” của mình quá lớn mà bỏ ngoài tai lời đóng góp của cấp dưới. Cứ cho những gì người khác góp ý là sự chống đối, để rồi tìm cách triệt tiêu họ mà thích nghe lời ca tụng…. Vô tình mình tự cô lập mình, tự đưa mình đến ngõ cụt mà không hay, không biết. Xưa kia không ít vua chúa mất ngôi chỉ vì thích nghe lời dua nịnh, bỏ ngoài tai lời ngay thẳng mà ngai vàng bị mất.
Tóm lại: Tôi mong rằng các vị lãnh đạo ngành Thể thao Việt Nam và các vị võ sư võ cổ truyền hãy sớm bỏ qua những gì ích kỉ, lòng tự tôn. Hãy ngồi lại với nhau bàn bạc. Để sớm tìm ra một con đường phát triển tốt hơn đưa võ thuật cổ truyền Việt Nam phát triển rộng hơn, cao hơn đúng tầm vóc lịch sử của nó.
Những gì mà con cháu chúng ta sau này có ngẩn cao đầu tự hào hay phải cúi đầu hổ thẹn…. đều phụ thuộc tất cả vào những việc làm của chúng ta hôm nay.

Võ sư Nguyễn Xuân Hiền - An Giang
(nguồn http://vocotruyenvn.net)
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐOÀN KẾT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh (1900-2008)
» THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN VÕ CỔ TRUYỀN UKRAINE
» Nên sớm thành lập Liên đoàn thế giới võ cổ truyền Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: THƯ VIỆN :: BÀI VIẾT & TƯ LIỆU VỀ VOCOTRUYEN-
Chuyển đến