Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
LƯỢC TRUY CẬP
BÀI QUYỀN "CHÉN NGỌC"  TRONG DI SẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Flags_0

 

 BÀI QUYỀN "CHÉN NGỌC" TRONG DI SẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 34

BÀI QUYỀN "CHÉN NGỌC"  TRONG DI SẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI QUYỀN "CHÉN NGỌC" TRONG DI SẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM   BÀI QUYỀN "CHÉN NGỌC"  TRONG DI SẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Icon_minitime26/3/2012, 6:50 pm

Võ sư Trần Xuân Mẫn

Một bộ phận di sản văn hoá phi vật thể của võ cổ truyền Việt Nam có vai trò chủ đạo trong việc lưu truyền, có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và có khả năng biểu thị rõ nhất giá trị về thực hành tự vệ chiến đấu, rèn luyện thân thể, kéo dài tuổi thọ cho con người cũng như về mỹ cảm chính là hằng trăm bài võ thường được gọi là các thảo bộ, bao gồm các thảo quyền và các thảo binh khí.

Do nhiều yếu tố khách quan, trong đó rõ rệt nhất là hoàn cảnh chiến tranh kéo dài hàng ngàn năm và xã hội đặc thù của thời kỳ sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi triệt hạ tàn tích của Nhà Tây Sơn cùng với nhiều thập niên võ cổ truyền không được phép tập luyện và truyền bá vì lý do này hoặc lý do khác, vô số thảo bộ võ cổ truyền dân tộc đã bị tam sao thất bổn, mai một và một số không nhỏ đã bị thất truyền.

Trong hoàn cảnh đó, có thể nói Ngọc Trản Quyền là một trong những bài danh quyền của võ cổ truyền Việt Nam cũng không thể tránh được sự xâm hại của những yếu tố khách quan như đã trình bày ở trên. Đó chính là lý do để giải thích tại sao ngày nay có nhiều bài quyền Ngọc Trản khác nhau rất nhiều về động tác cũng như có nhiều bài thiệu Ngọc Trản chênh lệch nhau rất lớn về số lượng câu, từ. Có một điều may mắn tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, đối chiếu là những bài thiệu Ngọc Trản Quyền còn lưu truyền đến ngày nay đều có ý nghĩa rất sáng sủa, hầu như không có một từ ngữ nào khó hiểu hoặc gây ra sự phân vân cho người phiên dịch bài thiệu. Điều này cho phép chúng ta tin tưởng rất nhiều vào mức độ chuẩn xác của các bài thiệu Ngọc Trản Quyền còn lưu giữ được đến ngày nay. Vấn đề còn lại chỉ là tìm ra bài Ngọc Trản Quyền ít "thất bổn" nhất về thiệu văn, mà bài Ngọc trản nào ít thất bổn nhất về thiệu văn cũng đồng nghĩa với bài ấy ít thất bổn nhất về động tác. Qua một số tài liệu đáng tin cậy của một số dòng võ có gốc gác trên những vùng, miền có điều kiện truyền thừa võ nghệ liên tục, kể cả trong những thời kỳ võ cổ truyền Việt Nam bị cấm truyền bá, có thể khẳng định rằng bài Ngọc Trản Quyền nào ít thất bổn nhất hoặc không thất bổn đáng kể, đã có số lượng động tác rất lớn và có bài thiệu khá dài so những bài thiệu của các bài quyền khác.
Trong quá trình sưu tầm nhiều năm, từ năm 1994 đến 2008, chúng tôi bắt gặp một số bài thiệu Ngọc Trản Quyền rất dài, bài dài nhất có đến 27 câu, 139 từ. Đó là những bài Ngọc Trản Quyền của Bình Định và một bài Ngọc Trản Quyền lưu truyền đã lâu đời trên đất Quảng nam. Những bài Ngọc Trản Quyền này có lời thiệu gần như giống nhau hoàn toàn. Một vài từ khác nhau chỉ là do trại âm của giọng nói giữa những địa phương khác nhau, ví dụ "toạ" với "tạ", "sát thanh long" với "thác thanh long", "triển dực" với "chuyển giực" hoặc do nhầm lẫn bởi những từ có âm gần giống nhau như luyện "điệp" với luyện "diệp", phục "phạt" với phục "hạc", bạch xà "loang" lộ với bạch xà "lăng" lộ...v.v...
Năm 1972 tôi được thầy Trương Chưởng (người sáng lập võ đường Kỳ Sơn tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam) trực tiếp truyền dạy bài Ngọc Trản Quyền đã lưu truyền lâu đời trên đất Quảng Nam như đã trình bày ở trên. Khi nào có điều kiện tôi sẽ ghi lại toàn bộ các động tác của bài Ngọc Trản Quyền này để giới thiệu với những người muốn nghiên cứu võ cổ truyền Việt Nam nói chung và võ cổ truyền trên đất Quảng nam nói riêng. Ở đây, trong khuôn khổ của một bài báo tôi chỉ xin giới thiệu những điểm nổi bậc nhất của bài Ngọc Trản ấy.
Trước hết, tôi muốn trình bày một suy nghĩ của cá nhân mình rằng: Hai từ "Ngọc Trản" có nghĩa là "Chiếc chén bằng ngọc" được dùng làm tên của bài quyền đã nói lên vị trí đặc biệt và giá trị không nhỏ của bài quyền.
Về đặc điểm kỹ thuật của bài quyền phải nói đến sự tương tác hỗ trợ giữa tay này với tay kia, giữa tay với chân, giữa bộ bông của tay với bộ pháp của chân, và quy nạp về sự tổng hoà của thân pháp là một sự phối hợp chặc chẽ, đồng bộ, hợp lý đến mứáphafu như không thể tìm thấy một sự sơ hở. Những đòn tay phổ biến và những bộ bông đặc trưng của võ truyền thống dân tộc cũng như các phép luyện tấn pháp, thân pháp (hụp, lặn tránh né) căn bản đều hiện hữu từ đầu đến cuối bài quyền. Những đòn đá trong bài quyền hết sức đơn giản, dễ tập, nhanh đạt thành, mà hiệu quả rất cao trong chiến đấu như đảo cước, bàng cước, tuyệt đối không có đòn đá rườm rà. Đặc điểm của các "pháp" như thế biểu hiện rất rõ nguyên tắc "Thủ bất ly thân, túc bất ly địa" của đặc trưng võ cổ truyền dân tộc, và có thể nói rằng đó cũng là cơ sở để xác định bài Ngọc Trản Quyền là "cổ bản" của võ cổ truyền Việt Nam.
Do bài quyền rất dài, động tác phong phú, đa dạng, bộ pháp di chuyển trên diện tích đất rộng và thân pháp thay đổi nhiều cấp độ thấp, cao khác nhau, bài Ngọc Trản Quyền chủ luyện sức chịu đựng kéo dài trong chiến đấu, sức dẻo dai của thân thể và sức bền bỉ của gân cốt cho người tập. Ngày xưa ở Quảng nam, các lò võ đều cho môn sinh mới nhập môn tập Ngọc Trản Quyền ngay sau khi tập một số những bộ "mạ" là những bài tập rèn luyện cứng chắc tay chân. Các thầy xưa đều giải thích rằng hằng ngày chỉ tập một bài Ngọc trản đến nơi đến chốn là đã đạt được nhiều mục tiêu rèn luyện: Thân thể dẻo dai, sức khoẻ bền bĩ, tay chân mạnh mẽ, giữ thân kín đáo, công thủ linh hoạt.
Và chúng ta đều biết rằng khi những mục tiêu đó đạt được thì tất yếu kéo theo tâm, thần ổn định, hơi thở sâu lắng, hoà hoãn, huyết quản trương nở tạo thuận tiện cho máu lưu thông thuần nhuận khắp châu thân
Tập Ngọc Trản Quyền không phải chỉ để tự vệ chiến đấu mà còn để có thân thể tráng kiện, tâm thần an lạc, ý chí mạnh mẽ và không phải lâu lâu mới tập mà nên rèn luyện Ngọc Trản Quyền thường xuyên là do vậy.
Bài thiệu và phần dịch nghĩa:

Bái Tổ:
1. Ngọc trản (Chén ngọc)
2. Ngân đài (Đế bạc)
3. Tả, hữu tấn khai (Mở đường tiến qua hướng trái rồi hướng phải)
4. Hồi thập tự (Trở về theo hướng chữ thập)
5. Thối thủ bình đầu (Lui về đứng bằng ngang)
6. Luyện điệp liên ba (Bướm lượn hoa sen)
7. Đả sát túc, toạ hồi mai phục (Đập vào chân, trở về ngồi mai phục)
8. Tấn đả tam chiến (Tiến đánh ba lần)
9. Thối thủ nhị linh (Lui về thủ hai lần)
10. Hoành tả, toạ (xoay qua trái thi triển, ngồi xuống)
11. Bạch xà loang lộ (rắn trắng trườn qua đường)
12. Thác thanh long biên giang, phụ tử tương tùy (Tay đẩy như rồng xanh bên sông, như cha con hỗ trợ nhau)
13. Hoành hữu, toạ (xoay qua phải thi triển, ngồi xuống)
14. Bạch xà loang lộ (rắn trắng trườn qua đường)
15. Thác thanh long biên giang, phụ tử tương tùy (Tay đẩy như rồng xanh bên sông, như cha con hỗ trợ nhau)
16. Hồi phát địa hổ (Lui về phát thế như hổ ngồi sát đất)
17. Song phi, triển dực (Bay đá, thúc chỏ)
18. Hạ bàn lôi đoản đả (Rùn thấp đánh đòn ngắn)
19. Hồi tiểu toạ, khai cung (Trở về ngồi xuống rồi đứng lên khai cung)
20. Huỳnh long quyển địa tấn đả song quyền (Rồng vàng lượn đất tiến đánh hai tay)
21. Hoành tả phục phạt. Khai linh trực tiền (Xoay qua trái chém phạt. Khai mở hướng trước)
22. Quyển địa tấn đả song quyền (Lượn sát đất tiến đánh hai tay)
23. Hoành hữu phục phạt. Khai linh trực tiền (Xoay qua phải chém phạt. Khai mở hướng trước)
24. Quyển địa tấn đả song quyền (Lượn sát đất tiến đánh hai tay)
25. Hồi hậu đả thập tự (Lui về sau đá rồi về hướng cắt chữ thập)
26. Diện tuý tẩu mã dương tiên (Say rượu cầm roi chạy)
27. Hồi nhị bộ, bái Tổ lập như tiền (Lui về hai bộ, bái Tổ như đầu bài quyền)
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
BÀI QUYỀN "CHÉN NGỌC" TRONG DI SẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ý NGHĨA NHÂN SINH TRONG BÀI THIỆU LÃO MAI QUYỀN
» Ý NGHĨA TƯỢNG HÌNH TRONG VÕ CỔ TRUYỀN
» VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: THƯ VIỆN :: BÀI VIẾT & TƯ LIỆU VỀ VOCOTRUYEN-
Chuyển đến