Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
LƯỢC TRUY CẬP
VÕ SƯ HỒ TƯỜNG VÀ TRĂN TRỞ NGHIỆP VÕ Flags_0

 

 VÕ SƯ HỒ TƯỜNG VÀ TRĂN TRỞ NGHIỆP VÕ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 35

VÕ SƯ HỒ TƯỜNG VÀ TRĂN TRỞ NGHIỆP VÕ Empty
Bài gửiTiêu đề: VÕ SƯ HỒ TƯỜNG VÀ TRĂN TRỞ NGHIỆP VÕ   VÕ SƯ HỒ TƯỜNG VÀ TRĂN TRỞ NGHIỆP VÕ Icon_minitime12/6/2011, 4:07 pm

nguồn http://sugia.vn

Gặp Võ sư Hồ Tường trong một chiều mưa tầm tã, một góc vắng tầng 1 Nhà Văn hóa Thanh Niên, mấy chiếc ghế nhựa quây lại, chúng tôi được đón tiếp bằng tất cả lòng chân thành và sự chia sẻ. Vị võ sư mà chúng tôi được biết tới với 45 năm gìn giữ và truyền dạy võ Tân Khánh- Bà Trà, 15 năm dạy võ miến phí cho sinh viên thật bình dị. Ông 56 tuổi, nước ra rám nắng, thân hình gọn chắc, mái tóc muối tiêu, cặp mắt với những nỗi niềm trăn trở…Nụ cười của ông như xóa đi sự căng thẳng và bỡ ngỡ ban đầu. Ông bước vào cuộc đời và nghiệp võ của mình bằng một chất giọng trầm trầm, một chất điệu miền Đông, một phong thái ung dung của con người vùng Tân Khánh.

Sinh ra tại Khánh Thạnh-Tân Phước Khánh, võ sư Hồ Tường từng học võ phái Tân Khánh -Bà Trà trực tiếp từ người cha và từ võ sư Hồ Văn Thạch từ rất nhỏ. Lớn lên, ông được sống với cha ở Sài Gòn, vừa học văn hóa, vừa tiếp tục rèn luyện võ thuật. Từ những năm 1965-1966 trở đi, ông bắt đầu giúp cha trong việc huấn luyện võ thuật, lúc đầu là võ sinh ở lứa tuổi thiếu niên và sau là võ sinh ở lứa tuổi thanh niên. Năm 1972, ông được Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam cấp giấy chứng nhận là huấn luyện viên. Từ đó, huấn luyện viên Hồ Tường đã tích cực lao vào công tác huấn luyện cùng với cha là võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành để đào tạo nên nhiều võ sĩ có tên tuổi trong giới võ thuật. Võ sư Hồ Tường là người đầu tiên viết bài góp ý trên báo Sài Gòn Giải Phóng về việc nên khôi phục lại hoạt động võ thuật cổ truyền Việt Nam, vừa đáp ứng nhu cầu tập luyện của thanh niên thời bấy giờ, vừa khôi phục truyền thống hào hùng, thượng võ của dân tộc Việt.

Rõ ràng võ sư Hồ Tường ý thức rất rõ vấn đề gìn giữ và phát huy nền võ học nước nhà. Ngay sau khi võ thuật được chính thức hoạt động trở lại (1975), Võ sư Hồ Tường đã lặn lội khắp nơi truyền bá võ nghệ và thành lập các câu lạc bộ võ thuật. Năm 1979, khi lớp Võ dân tộc được khai giảng tại Câu lạc bộ Thể dục Thể thao Quận 1 (143, đường Nguyễn Du), Hồ Tường trực tiếp tham gia huấn luyện cùng với các võ sư: Đặng Văn Anh (Kim Kê), Nguyễn Hữu Tiết và Quách Văn Phước. Sau đó, cũng trong năm 1979, Hồ Tường mở lớp võ Tân Khánh- Bà Trà tại Câu lạc bộ Thể dục Thể thao Quận 3 (số 2, đường Hồ Xuân Hương). Đến năm 1981, ông mở lớp Võ lâm Tân Khánh -Bà Trà tại Nhà văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh (số 4, đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1).

Trên con đường nối tiếp sự nghiệp truyền bá võ thuật Tân Khánh -Bà Trà của Hồ Văn Lành, đến năm 2007, Hồ Tường đã đào tạo hàng ngìn môn sinh và nhiều võ sư đang hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, như: Phan Văn Trung (Trung Tâm Văn Hóa Quận 1), Nguyễn Hồng Đỏ (Trung Tâm Thể Dục Thể Thao huyện Nhà Bè), Bùi Thị Tuyết Nhung (Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 4), Thiều Ngọc Sơn (Trung Tâm Thể dục Thể thao Quận Gò Vấp), Dương Mỹ Phương (Trung tâm Văn hóa Quận 5), Phạm Thị Mộng Thuỷ (Nhà Văn hóa Thanh niên) và Đặng Văn Vạn (Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương)…

Gần 60 năm tuổi đời và cũng như ngần ấy thời gian ông gắn bó với nghiệp võ, ông vẫn miệt mài truyền dạy, đúc kết và không ngừng khổ luyện. Tiếng tăm của phái võ Tân Khánh- Bà Trà gắn liền với tên tuổi của ông. Nói ông rất thành công với việc phát triển võ Tân Khánh – Bà Trà cũng không lấy gì làm ngoa khi nhìn vào lượng môn sinh, lượng câu lạc bộ đang được phát triển rộng khắp. Ông cũng được tặng thưởng nhiều huy chương, bằng khen về công tác bảo tồn văn hóa. Tuy nhiên, cho đến nay vị Võ sư này vẫn đau đáu nghĩ về nền võ học của dân tộc, nghĩ về tương lai của phái Tân Khánh – Bà Trà. Ông luôn trăn trở: “làm thế nào để võ cổ truyền dân tộc được nhiều người biết đến, nhiều người luyện tập hơn”, và “làm sao để khôi phục môn phái Tân Khánh- Bà Trà ngay chính tại mảnh đất đã từng khai sinh ra nó- Vùng Tân Phước Khánh, Bình Chuẩn”.

Có lẽ ai cũng biết niềm trăn trở thứ nhất của Võ sư Hồ Tường về việc phát triển võ phái Tân Khánh- Bà Trà đã được ông cống hiến gần như trọn cả cuộc đời. Kế thừa những bí kíp võ học của người cha-Võ sư Hồ Lành, võ sư Hồ Tường hầu như cũng được kế thừa trách nhiệm phát triển môn phái, trách nhiệm gìn giữ và truyền lửa cho các thế hệ môn sinh đi sau. Ông muốn võ phái của mình được nhiều người biết đến hơn, chính vì thế võ sư Hồ Tường luôn vượt qua những khó khăn do hoàn cảnh lúc bấy giờ đem lại. Ông đạp xe đạp từ quận 1 sang quận 5, sang Nhà Bè, Gò Vấp, đạp về Thủ Dầu Một – Bình Dương…hễ nơi nào có thể gieo nên những hạt mầm võ thuật là ông không tiếc công sức, không ngại gian khổ.

Hiện tại, 6 buổi /tuần ông vẫn đều đặn chạy xe máy từ Gò Vấp sang Nhà Văn hóa Thanh Niên, Quận 1 để cùng các môn sinh luyện tập, không kể nắng mưa, vất vả. Có mặt tại sân tập của CLB võ thuật Tân Khánh – Bà Trà, Nhà văn hóa Thanh Niên Quận 1 mới thấy được tầm quan trọng của ông như thế nào. Công việc giảng dạy phần lớn là do các huấn luyện viên đạm nhiệm. Song, ông vẫn luôn có mặt trên sân tập: sửa cho môn sinh những động tác, thế tấn, động viên sự khổ luyện của từng người. Sự có mặt của ông luôn là niềm khích lệ tinh thần, động lực cho các môn sinh hăng say tập luyện. 29 năm ông mở CLB võ thuật tại Nhà văn hóa Thanh niên có rất nhiều người theo học. Trong đó không ít những môn đồ không đủ kiên nhẫn vượt qua nổi khó khăn, thử thách. Tuy nhiên cũng không thiếu những tấm gương miệt mài cùng ông luyện tập. Họ là niềm tự hào, niềm hạnh phúc, thành quả ngọt ngào báo đáp công lao truyền dạy của ông.

Thật bất ngờ khi chúng tôi chứng kiến cảnh một nhóm người Pháp khi nghe danh môn phái Tân Khánh – Bà Trà đã lặn lội sang tận Việt Nam, tìm cho được ông. Họ giành khoảng thời gian ít ỏi của mình để theo học và luyện tập, và cũng không ít môn sinh ở nước ngoài một vài năm lại trở lại Việt Nam một lần để tiếp tục theo học. Chúng tôi cũng được chứng kiến cảnh 4 võ sinh người Pháp, sang tham gia Liên hoan võ thuật dân tộc cổ truyền Việt Nam 2010 diễn ra tại Bình Định, họ xuống máy bay, vội vàng tới nhà Văn hóa Thanh niên, gặp –thăm hỏi võ sư Hồ Tường, tặng võ sư chai rượu vang mang từ Pháp, xin võ sư để cùng mọi người luyện tập một lúc rồi lại vội vã ra sân bay để đi Bình Định ngay trong đêm.

Những tình cảm mà mọi người dành cho ông cũng như dành cho môn phái như tiếp thêm sức mạnh để võ sư bền bỉ truyền giảng. 15 năm dạy võ miễn phí cho sinh viên, học sinh là một quãng thời gian dài kỷ lục mà khó có ai có thể bắt kịp. Ông muốn tạo cho học sinh, sinh viên một sân chơi vui khỏe, một khả năng tự vệ cần thiết và đó cũng được xem như một lời giới thiệu trực quan, sinh động, một sự lựa chọn thú vị cho thanh, thiếu niên khi tham gia các hoạt động tại đây.

Theo ông, dân tộc Việt Nam có tinh thần thượng võ rất cao. Tuy nhiên, để người dân tiếp cận được với võ thuật dân tộc thì không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì nền võ thuật Việt Nam chưa có được sự quảng bá rộng rãi trong quần chúng, mặt khác những dòng phái võ thuật nước ngoài xâm nhập vào nước ta những năm gần đây rất mạnh mẽ. Người dân đa phần chỉ biết tới karatedo, pencasilat, judo, whusu…. Cũng có một bộ phận muốn theo học võ dân tộc, song tại địa phương họ khó có thể tìm thấy một địa điểm học thích hợp.

Khoảng gần một thập kỷ gần đây, Vovinam đã rất thành công trong việc quảng bá và vận động để có mặt trong các kỳ đại hội thể thao- võ thuật mang tầm cỡ khu vực. Vovinam đã thực sự thành công khi tạo được tiếng vang, ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Việt. Tuy nhiên, việc muốn phát triển Vovinam thành quốc võ hay đem Vovinam vào giảng dạy trong nhà trường lại là vấn đề chưa thực sự thấu đáo, đặc biệt là xét đến lịch sử hình thành và vai trò của dòng phái trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt.

Với võ sư Hồ Tường, cách quảng bá của ông thật đặc biệt. 15 năm ròng đều đặn mở lớp học miễn phí cho học sinh- sinh viên. Ông không chỉ muốn mọi người biết đến tên môn phái của minh mà điều quan trọng hơn ông muốn ai cũng có cơ hội theo học. Nhiều học trò tâm huyết theo ông suốt gần 30 năm trời để cùng ông khổ luyện, họ đã trở thành những vận động viên, huấn luyện viên có tiếng trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam, song họ vẫn trở về bên ông, giúp sức thầy chỉ dạy cho lớp hậu bối. Ông xem đó là phần thưởng xứng đáng bù đắp những công sức và tâm nguyện của ông.

Trăn trở sau cuối của võ sư Hồ Tường là làm thế nào để võ Tân Khánh – Bà Trà về được với vùng Tân Phước Khánh, cái nôi đã sinh thành ra nó. Có thể nói đây là tâm huyết của rất nhiều người đi trước, trong đó có cố võ sư Hồ Văn Lành, người đã rất thành công khi phát triển võ Tân Khánh- Bà Trà ra ngoài khu vực Tân Uyên nhưng lại chịu thất bại khi muốn đem võ về chốn cũ. Không ai ngờ rằng vùng đất Tân Uyên quả cảm, nơi tạo nên môn võ lừng danh Tân Khánh hiện tại lại không còn người dạy võ. Người biết võ thì đếm được trên đầu ngòn tay, song lại đang ở vào độ tuổi 70-80, khả năng mở lớp truyền dạy võ nghệ là rất ít.

Niềm trăn trở của võ sư Hồ Tường, mà nói đúng hơn là của người cha Hồ Lành truyền lại đã không ngừng thôi thúc ông. Đã có giai đoạn ông chạy xe từ Thành phố về Thủ Dầu Một dạy võ, ông cũng là người đầu tiên dựng võ đài ở vùng Tân Uyên, đem võ sỹ về thi đấu và biểu diễn 3 đêm liền. Bà con trong vùng đặc biệt tán thưởng. Tuy nhiên, việc mở lại các tụ điểm dạy và luyện võ tại đây vẫn chưa thể thực hiện.

Theo võ sư Hồ Tường có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:

-Thứ nhất: Các cấp chính quyền chưa có hành động cụ thể nào hỗ trợ việc khôi phục và phát huy môn võ truyền thống này. Hiện tại, dự án bảo tồn và phát huy võ Tân Khánh- Bà Trà đang được triển khai thực hiện. Song, nhìn nhận một cách xác thực thì tính khả thi và kết quả thực tế của các dự án bảo tồn đang còn rất hạn chế. Thật ra, việc thành lập một vài câu lạc bộ để truyền dạy không phải là vấn đề quá phức tạp. Nhưng làm sao để võ Tân Khánh có thể “sống” và phát triển vững chắc mới là mục đích lâu dài, mục đích mà chúng ta cần hướng tới.

Thứ hai: Tính biệt lập, gia truyền ảnh hưởng không nhỏ đến việc phổ biến và truyền dạy. Thế kỷ XIX, XX hầu hết người dân Tân Khánh ít nhiều đều biết chút ít võ nghệ, với một số người võ nghệ còn là một phương tiện mưu sinh như các nhóm bảo an hàng hóa đường bộ, đường thủy. Thời Pháp thuộc, việc học và dạy võ bị cấm do Pháp lo sợ những cuộc nổi dậy của dân chúng được trang bị võ nghệ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, người biết võ được chú ý đặc biệt. Chính từ hệ lụy này việc luyện tập và truyền dạy bị hạn chế rất nhiều. Những người biết võ thường chỉ truyền dạy cho con cháu trong gia đình, hiếm có trường hợp nhận dạy người ngoài cho dù sau này võ thuật sau này được tự do hoạt động. Lối truyền dạy như vậy đã làm cho môn võ Tân Khánh ngày càng đi vào ngõ cụt. Những đòn thế, bài bản võ học bị thất truyền, đặc biệt là khi các cao thủ võ học khuất núi.

Thư ba: Thiếu một lớp môn sinh tiên phong, xung kích. Võ sư Hồ Tường hiện tại đã khá cao tuổi, lại định cư tại Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc trở về Bình Dương lập câu lạc bộ và dạy võ chỉ là phương án tình thế. Điều tiên quyết là phải đào tạo được một lớp môn sinh Bình Dương, sau đó từ những hạt nhân này mới từ từ nhân rộng. Tuy nhiên, hơn 1 nghìn môn sinh của thầy Tường chủ yếu là người thành phố. Anh Đặng Văn Vạn là môn sinh hiếm hoi người Bình Dương, hiện tại anh đã thành lập Câu lạc bộ võ thuật Tân Khánh- Bà Trà tại Trung tâm văn hóa Thuận An, chắc chắn rằng đây sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát huy võ phái Tân Khanh- Bà Trà trong thời gian sắp tới…

Chúng tôi tạm biệt võ sư Hồ Tường mà lòng vẫn đau đáu suy nghĩ về những tâm nguyện của ông, những tâm nguyện thốt lên từ sự mong mỏi của cả vùng Tân Phước Khánh. Dẫu biết rằng những ước nguyện của một đời người không phải ai cũng được toại nguyện. Song, chúng tôi vẫn hy vọng rằng Võ Tân Khánh – Bà Trà sẽ nhận được nhiều sự chia sẻ và đón nhận, những trăn trở của ông sớm trở thành hiện thực…/…

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn võ sư Hồ Tường, các anh chị trong CLB võ Tân Khánh- Bà Trà Nhà văn hóa Thanh niên đã dành nhiều thời gian tâm sự, chia sẻ. Chúc võ sư Hồ Tường và các anh chị thật nhiều sức khỏe để thực hiện ước mơ cao cả của mình.
Tống Phương - Đức Thuận
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
VÕ SƯ HỒ TƯỜNG VÀ TRĂN TRỞ NGHIỆP VÕ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» DANH TƯỚNG TRẦN HƯNG ĐẠO
» Bắt con săn sắt tưởng rằng cá rô!
» VÕ TRẬN - VS Trương Văn Bảo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: THƯ VIỆN :: BÀI VIẾT & TƯ LIỆU VỀ VOCOTRUYEN-
Chuyển đến