Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 35

VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ? Empty
Bài gửiTiêu đề: VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ?   VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ? Icon_minitime9/5/2011, 10:34 am

VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ?


* Võ sư Trần Xuân Mẫn
(Chủ tịch hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng nam)
nguồn (vocotruyen.vn)

Võ thuật bắt nguồn từ bản năng đấu tranh sinh tồn của con người. Dần dần bản năng đó trở thành ý thức và khả năng đấu tranh sinh tồn được sáng tạo, phát triển thành một môn khoa học nghệ thuật được gọi là Võ thuật cổ truyền.

Tuy nhiên, Võ thuật cổ truyền Việt Nam không chỉ có cái chung đó mà nó còn có một "cái rất riêng" không thể lãng quên là: Võ cổ truyền Việt Nam không hình thành và phát triển bên ngoài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nó đã gắn liền, đồng hành, thịnh suy cùng với vận mệnh của đất nước ta. Lịch sử cũng đã chứng minh nó được nhân dân ta sinh ra, nuôi dưỡng, chăm lo trong mọi thời kỳ, kể cả những thời kỳ đất nước và nhân dân ta lâm vào tình thế vô vàn khó khăn, ngàn cân treo sợi tóc.

Chính trong những cuộc chiến tranh vệ quốc liên tiếp nhau hàng ngàn năm, chống hết giặc nọ đến giặc kia thúc bách các thế hệ nhân dân truyền dạy nhau nghệ thuật chiến đấu, mà Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã hình thành đặc tính không thể nhầm lẫn với môn võ nào khác: Gọn mà khéo, ít mà tinh, mềm mà cứng, yếu mà mạnh, cần thì biến hoá vô hạn, thận trọng mà quyết liệt. Đặc tính đó cũng là đặc tính dân tộc học của người Việt chúng ta.

Theo sử sách để lại, từ rất lâu đời nước ta đã có tổ chức huấn luyện dân chúng học võ để tham gia chiến đấu, ở kinh đô có trường dạy võ và có các kỳ thi võ để chọn người có tài thao lược ra giúp nước.
Ngay từ đời nhà Lý (thế kỷ thứ I) nước ta đã tổ chức phép "Bảo giáp" là phép lấy dân làm lính. Mỗi bảo gồm 10 nhà có đặt người chánh, phó dạy dân luyện tập võ nghệ. Khi định đô Thăng Long, Lý Thái Tổ cho xây dựng kinh thành có "Điện Giảng Võ" là nền móng đầu tiên của một học viện quân sự. Năm 1170 Lý Anh Tông lấy vùng tây nam kinh thành làm khu vực luyện tập thế trận về sau gọi là "Khu Giảng Võ".

Sang đời nhà Trần, tháng 8 năm 1253 vua Trần Thái Tông cho lập "Giảng Võ Đường" ở kinh đô để dạy võ thuật cho các vương hầu, tôn thất. Có thể xem đây là trường võ bị cấp cao góp phần đào tạo các tướng lĩnh tài giỏi ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1284-1288). Ở thời kỳ này Trần Hưng Đạo đã soạn cuốn "Binh thư yếu lược" nổi tiếng.

Dưới đời nhà Lê ở thời Lê Dụ Tông, Trịnh Cương mở trường dạy võ cho con cháu các quan võ học võ kinh chiến lược. Mùa xuân và mùa thu thì tập võ nghệ, mùa hạ và mùa đông thì học võ kinh. Tổ chức thi võ ba năm một lần gồm có múa dáo, múa gươm, chạy bộ bắn cung, phi ngựa bắn cung và hỏi nghĩa sách, chiến lược để xét tài năng. Năm 1740 Trịnh Doanh lập "Võ miếu" thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Dưới thời Tây Sơn (1771-1792) võ cổ truyền phát triển rực rỡ làm nền tảng cho một dòng võ mới ra đời: Võ Tây Sơn gắn liền với một vương triều lãnh đạo nhân dân làm nên những chiến công hiển hách của dân tộc ta vào cuối thế kỷ 18.

Dưới các triều nhà Nguyễn, võ học rất được xem trọng. Ngay sau khi dời đô từ Thăng Long vào Phú Xuân (Huế) vào năm 1802 vua Gia Long liền cho mở lại hai trường võ tại kinh thành: Trường Anh Danh và trường Giáo Dưỡng để nhận con quan võ vào tập luyện. Năm 1836 vua Minh Mạng mở khoa thi võ đầu tiên và đặt ra quy tắc thi cử chặc chẽ. Năm 1846 vua Thiệu Trị lại định thêm lệ thi thường kỳ: Thi Hương lấy Cử nhân vào các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu và thi Hội lấy Phó bảng vào các năm Thìn, Tuất Sửu, Mùi. Đến đời Tự Đức, năm 1865, bắt đầu có thêm khoa thi Đình để lấy Tạo sĩ (tương đương với Tiến sĩ bên văn). Từ năm 1867 trên cả nước đã có 4 trường thi võ: Thi Hội ở Huế và thi Hương ở Hà Nội, Thanh-Nghệ, Bình Định. Năm 1878 niên hiệu Tự Đức thứ 31 có mở ân khoa cả văn lẫn võ nhân ngũ tuần đức Dực Tôn và thất tuần đức Từ Dụ hoàng thái hậu. Năm Canh Thìn 1880 khoa thi Hội tại kinh đô Huế là khoa thi võ cuối cùng dưới chế độ phong kiến của nước ta.

Dưới thời Pháp thuộc, thực dân ra lệnh cấm người Việt tập võ trong một thời gian lâu dài đã làm nền võ thuật cổ truyền của nước nhà bị mai một, mất mác rất lớn nhưng nhân dân ta vẫn bí mật tập luyện và truyền dạy võ cổ truyền.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc tập trung mọi nổ lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, võ cổ truyền không có điều kiện tổ chức nghiên cứu, tập luyện nhưng các môn phái, gia đình võ nghiệp truyền thống vẫn duy trì việc lưu truyền võ nghệ trong người thân và gia đình. Ở miền Nam lúc bấy giờ có Tổng cuộc quyền thuật Việt Nam và Tổng hội võ học Việt Nam nên việc truyền bá phát triển võ thuật cổ truyền có điều kiện phát triển hơn. Tuy vậy, các tổ chức này cũng chỉ quản lý các võ đường về mặt hình thức, không thống nhất được các môn phái, lò võ để làm công việc cùng chung nghiên cứu phát triển võ cổ truyền dân tộc.

Sau ngày đất nước thống nhất, nhất là sau khi Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam ra đời vào năm 1991 tại Hà Nội, phong trào khôi phục và phát triển võ cổ truyền dân tộc ngày càng lan rộng từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên các tỉnh miền núi cao. Đây là thời điểm mở ra cơ hội thuận lợi cho hàng ngàn võ sư, võ sĩ trên cả nước, không phân biệt môn phái, võ đường, hợp tác cùng nhau thực hiện ước mơ nghiên cứu, khai thác, bảo tồn và phát triển di sản võ học của dân tộc vốn đồ sộ nhưng đã và đang bị phân tán và thất truyền từng phần theo thời gian.

Liên tục những kỳ hội nghị chuyên môn võ cổ truyền toàn quốc được tổ chức từ năm 1993 đến nay đã mang lại kết quả hết sức quan trọng, có ý nghĩa cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp khôi phục và phát triển Võ cổ truyền nước nhà. Kết quả đó là Luật thi đấu võ cổ truyền Việt Nam được nhà nước ban hành có giá trị pháp lý trên toàn lãnh thổ, là sự ra đời của Mười bài võ quy định và hệ thống căn bản công quyền thuật quy định đã được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu, và đang có xu thế mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Điều đáng lưu ý là "Mười bài võ quy định" và "Căn bản công quyền thuật quy định" đều được xây dựng bằng cách sưu tầm, tuyển chọn từ những bài bản đã có trong quá khứ, được Ông cha ta truyền lại chớ không phải tự đặt ra để biến võ cổ truyền thành một môn võ khác.

Chính điều đó đã thuyết phục hằng trăm môn phái, võ đường võ cổ truyền trên cả nước đồng tâm tháo dỡ ranh giới ngăn cách giữa họ do lòng tự phụ, ích kỷ từ thâm căn, cố đế để ngồi lại cùng nhau, chắp vá từng mảnh rời, làm lành lặn lại chiếc áo Võ cổ truyền đã bị nhàu rách.

Cũng chính điều đó đã làm an lòng những người con võ cổ truyền Việt Nam tha hương và những người nước ngoài yêu chuộng võ cổ truyền Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới để họ hành hương về Đất Mẹ ngày càng đông hơn như những năm gần đây.

Rời sử sách, đi vào đời sống xã hội ta càng thấy Võ cổ truyền gắn liền khăng khít không biết từ bao đời nay với các sinh hoạt truyền thống của nhân dân ta. Từ các cung đình, lăng tẩm của vua chúa đến các đình, miếu, nhà thờ tộc họ của nhân dân, nơi nào cũng thấy các phù điêu, tranh, tượng võ và lỗ bộ (dàn binh khí) được đặt ở những vị trí tôn nghiêm nhất để bày tỏ ý thức trọng nghĩa, tôn phò các bậc tiền nhân xả thân bảo vệ cơ đồ, xã tắc. Trong các lễ hội dân gian, các hoạt động múa lân-sư tử, rước rồng, biểu diễn cờ người, biểu diễn võ thuật, kéo co, đánh vật, đấu võ đài, đá gà, chọi trâu, rước thành hoàng trạng võ... là những hình thức đa dạng nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Gần đây, giới võ thuật nước nhà thường nhắc đến cụm từ "Quốc Võ" và đặt vấn đề: "Võ cổ truyền Việt Nam có phải là quốc võ không? Nếu là quốc võ thì tại sao đến lúc này Võ cổ truyền Việt Nam vẫn chưa được đưa vào trường học phổ thông để người Việt được học Võ truyền thống của dân tộc mình?"

Thiết nghĩ, những gì đã viết ở trên cho dù chỉ là muôn một trong những minh chứng, cũng đã khẳng định "Chỉ có Võ cổ truyền Việt Nam mới là quốc võ của người Việt Nam"; Còn việc làm sao để bảo tồn và phát huy môn quốc võ này để góp phần vào công cuộc xây dựng dân cường, nước mạnh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có hai lực lượng quan trọng nhất là những người đang chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân về Văn hoá, Thể dục thể thao, Giáo dục đào tạo và những người đang được giao trọng trách phát triển phong trào võ cổ truyền dân tộc trên cả nước ./.
* TXM
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Triển lãm các loại binh khí võ cổ truyền Việt Nam tại Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam.
» Quốc tế hóa Võ thuật Cổ truyền Việt Nam: Sứ mệnh của hậu thế
» Võ học Việt Nam - Thương hiệu xứng tầm quốc tế

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: THƯ VIỆN :: BÀI VIẾT & TƯ LIỆU VỀ VOCOTRUYEN-
Chuyển đến