Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
LƯỢC TRUY CẬP
Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội Flags_0

 

 Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 35

Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội   Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội Icon_minitime6/5/2011, 1:44 pm

VÕ ĐƯỜNG KỲ SƠN
VỚI CÁC LOẠI HÌNH PHỤC VỤ LỄ HỘI VÀ DU LỊCH


nguồn (vocotruyen.vn)
* Thiết Tâm
Võ đường Kỳ Sơn do võ sư Trương Chưởng làm giám đốc được thành lập tại ngôi nhà mang số 67/10 (nay đổi thành 51/2) đường Phan Châu Trinh, phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam từ đầu năm 1973.


Thực ra, trước đó gần 50 năm, từ năm 1924 ngôi nhà và mảnh sân rộng hơn 200 mét vuông ấy đã từng được chủ nhân là võ sư Trương Chưởng sinh sống, nghiên cứu, tập luyện võ cổ truyền và giao du với nhiều võ sĩ thời danh.

Sau khi võ sư Trương Chưởng qua đời vào năm 1988, võ đường Kỳ Sơn tạm ngưng hoạt động trong 2 năm. Năm 1991 ông Trần Xuân Mẫn là học trò của cố võ sư Trương Chưởng và là huấn luyện viên võ đường từ khi mới thành lập, đã đến ở tại võ đường và cùng với sư đệ là võ sư Trương văn Phận thành lập Kỳ Sơn Võ phái để khôi phục các hoạt động nghiên cứu, tập luyện, truyền bá võ cổ truyền Việt Nam nói chung, bài bản nội môn của võ đường Kỳ Sơn nói riêng.

Sau ba lần tu bổ, võ đường vẫn giữ nguyên hình trạng là một ngôi nhà xưa gồm có 3 gian, 4 mái lợp ngói âm dương nằm sâu trong lòng phố cổ Hội An. Hiện nay võ đường đã được tôn tạo để thờ Tổ sáng lập võ đường Kỳ Sơn Trương Chưởng và lưu giữ gần 200 di vật của võ đường qua 4 thế hệ võ nghiệp.

Kể từ ngày khôi phục đến nay, võ đường đã có nhiều hoạt động tích cực đóng góp vào việc phát triển phong trào võ cổ truyền tại phố cổ Hội An, các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và toàn quốc: Suốt từ năm 1989 đến 2010, võ đường đã đào tạo trên 60 võ sĩ thi đấu nhiều giải võ thuật võ cổ truyền và võ Pencak-silat toàn tỉnh và toàn quốc, đạt 65 huy chương cấp quốc gia, 122 huy chương toàn tỉnh (hầu hết là huy chương vàng), được phong 1 kiện tướng và 3 vận động viên cấp 1 toàn quốc; Võ đường cũng đã đào tạo 8 huấn luyện viên được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam phong võ sư, trong đó có 2 uỷ viên ban Chuyên môn Liên đoàn, 1 giảng viên, 4 trọng tài quốc gia võ Cổ truyền Việt Nam và võ Pencak-silat, 4 Uỷ viên Ban chấp hành, 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, võ đường còn biên soạn 2 tài liệu "Lão Mai quyền" và "Căn bản công quyền thuật" được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam tuyển chọn làm bài quy định, đưa vào chương trình tập luyện và thi đấu trên toàn quốc và truyền bá ra nhiều nước trên thế giới.

Sau khi phố cổ Hội An được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999, võ đường Kỳ Sơn đã từng bước nghiên cứu, xây dựng các loại hình văn hoá-thể thao được khai thác, ứng dụng từ võ thuật cổ truyền dân tộc để phục vụ các lễ hội trong và ngoài phổ cổ Hội An:

- Múa lân-sư-rồng: Đoàn lân-sư-rồng "Kỳ Sơn Võ" của võ đường Kỳ Sơn được thành lập từ đầu năm 2000, vừa biểu diễn vừa phát triển từng bước, đến nay có tổng số 34 thành viên với 2 rồng, 6 lân và một đội hình 9 trống, 2 bộ cồng chiêng và 8 bộ chập choã. Trong hơn 10 năm qua, đoàn lân sư rồng của võ đường đã phục vụ 150 xuất, từ các lễ hội của phố cổ Hội An đến các lễ hội lớn của các huyện, tỉnh bạn như: Quế Sơn, Hiệp Đức, Tam Kỳ, Núi Thành, Đại Lộc, Quảng Ngãi, Đà Nẵng..., trong đó có hằng trăm lễ khai trương, khánh thành, đón khách của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng, công ty, ngân hàng, siêu thị, chùa Phật giáo, hội quán...

- Cờ người: Đội "Cờ người võ" của võ đường Kỳ Sơn gồm có 40 thành viên, được xây dựng từ năm 2001. Khai thác đặc trưng võ cổ truyền xây dựng hình thức minh hoạ cờ Tướng, võ đường Kỳ Sơn biên đạo các "nước đi" của quân cờ người thành những pha biểu diễn quyền thuật Võ cổ truyền Việt Nam, các "nước bắt" thành những pha đấu võ. Tổ chức Cờ người võ phục vụ lễ hội là một trong những cách để người miền Trung thể hiện và đề cao tinh thần thượng võ của họ đã được hun đúc qua nhiều năm, tháng đi mở cõi vào Nam từ đầu thế kỷ XVII. Đó cũng là cách để người dân Quảng Nam giới thiệu nét đẹp văn hoá của Võ cổ truyền bản địa được hình thành từ sự giao thoa của nhiều nền võ thuật Thanh Nghệ, Trung Hoa và võ Tây Sơn trong 400 năm qua. Đội Cờ người võ của võ đường Kỳ Sơn đã phục vụ 42 xuất vào các lễ hội Tết Nguyên đán ở Hội An và công viên thành phố Đà Nẵng, mừng ngày giải phóng quê hương ở Tam Kỳ và Điện Bàn, lễ hội Quán Thế Âm chùa Non nước, hội đình làng ở Thanh Khê, Hải Châu, Đà Nẵng và nhiều nơi khác.

- Đấu roi trường: Đấu roi trường là một loại hình thi đấu để phân hạng cao thấp khi các thí sinh vào trường 3 ở các kỳ thi võ và có lúc được tổ chức như một trò thể thao tranh tài dưới triều Nguyễn đã bị thất truyền từ đầu thế kỷ XX. Nhờ sự giúp đỡ của võ sư Hoàng Tùng, võ đường tiếp cận với một số sách vở và các lão võ sư danh tiếng của Bình Định, Quảng Ngãi, đồng thời dựa vào cặp roi trường ở thế kỷ 19 còn lưu giữ được tại bảo tàng lịch sử huyện Điện Bàn để nghiên cứu, khôi phục loại hình thi đấu roi trường. Từ đầu năm 2010, thi đấu roi trường được tổ chức thử nghiệm trước công chúng, sau đó được đưa vào chương trình biểu diễn phục hiện các hình thái văn hoá cổ truyền ở các Đêm Phố Cổ hằng tháng tại Hội An. Đầu năm 2011 roi trường đã được tổ chức như một trò chơi dân gian phục vụ hội tết Nguyên Đán trước đông đảo công chúng tại công viên thành phố Đà Nẵng.

Để phục vụ du lịch, ngoài các hình thức tổ chức múa lân-sư-rồng, cờ người võ, đấu roi trường, biểu diễn trống trận, rước trạng võ, tái hiện kỳ thi tiến sĩ võ triều Nguyễn (tại Festival Huế 2008), võ đường Kỳ Sơn còn tổ chức các lớp dạy võ cổ truyền Việt Nam cho người nước ngoài khi họ đến Hội An:
- Dạy võ theo tour: Từ năm 2009 đến nay, võ đường đã thực hiện trên 200 xuất dạy võ cổ truyền cho du khách ngoại quốc theo từng "tour" khi đến Hội An. Ở những xuất dạy có thời lượng 60 phút này, du khách được xem một vài tiết mục biểu diễn giới thiệu võ cổ truyền Việt Nam và Taichi (Thái cực quyền dưỡng sinh Trung quốc), sau đó được hướng dẫn tập luyện một số động tác võ thuật cùng với những động tác tự xoa bóp, bấm huyệt trong phương pháp "án ma dưỡng sinh" của võ cổ truyền. Bài tập do võ đường biên soạn đơn giản, không yêu cầu khách phải nhớ lâu; Nó chỉ có mục đích giới thiệu với khách một phần diện mạo văn hoá bản địa và nhất là về khả năng của võ cổ truyền trong việc phục hồi nhanh chóng sự khoẻ khoắn cho du khách sau những ngày dài đi du lịch bằng ô-tô và máy bay. Thường thì các xuất dạy võ này được kèm theo xuất Thư pháp chữ Hán (được gọi là Calligraphie) có thời lượng 45 phút để giúp khách hiểu thêm nghệ thuật chữ tượng hình cuả Trung quốc, một loại chữ đã có thời gian kéo dài hàng ngàn năm đóng góp vào sự phát triển của nền văn hoá và giáo dục của người Việt.

- Dạy võ theo chương trình dài hạn: Trong những năm gần đây, võ đường cũng đã tổ chức nhiều lớp dạy võ cổ truyền dài ngày cho người nước ngoài. Các lớp võ này đã trang bị lý thuyết và những bài tập căn bản võ cổ truyền Việt Nam cho nhiều sinh viên thực tập, các nghiên cứu sinh đến từ Na-Uy, các tình nguyện viên làm việc tại Trung tâm Quản lý, bảo tồn di tích Hội An đến từ CHDC Đức.

Võ đường cũng đã giới thiệu nơi ăn, ở và huấn luyện chương trình nâng cao cho một số huấn luyện viên võ cổ truyền Việt Nam là người các nước Bỉ, Hà Lan... đến lưu trú tại Hội An trong vòng một tháng để tập luyện các bài bản nội môn của võ đường Kỳ Sơn. Để đáp ứng được công việc mới mẻ này, võ đường đã biên soạn và sắp xếp bài bản nội môn theo một hệ thống từ thấp đến cao gồm nhiều cổ bản như: Căn bản công quyền thuật, Tứ bình đại mã, Cung tí ngọ, Thất bộ cọng, Bát bộ cọng, Ngọc trản quyền, Lão Mai quyền, Phụng hoàng quyền, Hầu quyền, Xà quyền, quyền Tiên Ông, Roi Ngũ Môn, Roi Tấn nhất, Siêu Ông, Song đầu côn, Bát quái côn, Hồi mã thương, Song xỉ, Bia đao, ...

Các bài quy định của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng được võ đường biên soạn theo tên gọi đòn, thế của hệ thống "Căn bản công quyền thuật quy định" mà Liên đoàn đã triển khai ở các lớp tập huấn toàn quốc.

Trong thời kỳ hội nhập với thế giới bên ngoài, nhất là ở lĩnh vực văn hoá (bảo lưu, bảo tồn bản sắc dân tộc) và phát triển du lịch, võ đường Kỳ Sơn ở giưã lòng phố cổ Hội An cố gắng xây dựng cho mình một "chỗ đứng trong lòng bè bạn trong và ngoài nước" bằng sự nổ lực không ngừng trong công việc nghiên cứu, tập luyện và truyền bá võ cổ truyền dân tộc dưới nhiều hình thức: Mở các lớp dạy dài hạn, ngắn hạn cho người nước ngoài và khai thác, ứng dụng võ cổ truyền dân tộc trong lễ hội và phát triển du lịch ./.
* TT
Một số hình ảnh giảng dạy Võ cổ truyền tại Võ đường
Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội DAYTAY14_4_01(2)
Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội DAYTAY%20(2)
Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội HANHTRINHDS
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» HELENE TRẦN (CỬU LONG VÕ ĐẠO PHÁP): DẠY VÕ CỔ TRUYỀN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀ TRUYỀN BÁ VĂN HÓA VIỆT
» Triển lãm các loại binh khí võ cổ truyền Việt Nam tại Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam.
» Lịch sử hào hùng tạo nên thương hiệu võ Việt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN :: HOẠT ĐỘNG VOCOTRUYEN VIỆT NAM-
Chuyển đến