Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 HƠI THỞ TRONG VÕ THUẬT

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 34

HƠI THỞ TRONG VÕ THUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: HƠI THỞ TRONG VÕ THUẬT   HƠI THỞ TRONG VÕ THUẬT Icon_minitime24/4/2012, 12:48 pm

Võ sư Trương Văn Bảo
http://vocotruyenvn.net

Hơi thở là yếu tố quan trọng và rất cần thiết trong đời sống con người. Người ta có thể nhịn ăn, uống trong một thời gian nhưng không thể nhịn thở. Hơi thở và phương pháp thở được các môn thể dục, thể thao và võ thuật đặc biệt chú trọng, nói chung là các môn vận động, kể cả thể dục dưỡng sinh và y võ dưỡng sinh. Bình thường con người không để ý hơi thở là trọng, vì đó là tự nhiên nhưng đến khi ở trong môi trường hoặc hoàn cảnh thiếu thở (không đủ dưỡng khí) thì mới ý thức rằng hơi thở cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Thuật ngữ gọi cách thở của các môn võ là khí pháp. Khí pháp là một trong những pháp công hình thành nên võ thuật vì khí pháp cùng các bộ căn bản khác tạo nền móng vững chắc cho sự hoàn thiện một chu trình tập luyện và thể hiện công phu môn võ của người tập. Võ thuật có câu: “Dùng ý dẫn khí, vận khí hóa kình”, đó chính là đỉnh cao công năng của hơi thở. Khái niệm về kình trong võ thuật cổ truyền chính là lực tạo ra do khí đi vào hệ cơ bắp trong một cơ chế sinh học đặc biệt và lực là hệ quả tất yếu của quá trình phát kình với các hiệu ứng mang tính vật lý, đó là tạo ra áp lực lên đối tượng và gây ra tác động ớ các mức độ và mục đích khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là đòn đánh ra có một sức xuyên phá lớn làm cho đối phương bị chấn thương.
Hơi thở theo khoa học vật lý là hô hấp. Hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí carbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật. Các phương pháp thở hoặc phục hồi hơi thở trong khoa học có nhiều như: Hô hấp nhân tạo (phương pháp thổi ngạt, thông khí nhân tạo cho người bị ngạt thở hoặc suy hô hấp, đưa một thể tích không khí vào phổi để duy trì sự trao đổi dưỡng khí và thán khí); Hô hấp nội bào (sự trao đổi khí xảy ra trong các tế bào). Các giải pháp hồi phục, hồi sinh, hồi sức, hồi tỉnh… đều nhắm vào hơi thở.
Trong võ thuật nhấn mạnh “tâm hợp ý”, “khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có ảnh hưởng rất đặc biệt. Hơi thở trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào, lúc nào thở ra đều có nguyên tắc. Ví dụ khi thực hiện các động tác gập thân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân, đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Nguyên tắc cơ bản về hơi thở của luyện tập võ thuật là “động hấp - tịnh hô”.
Tập luyện hơi thở trong võ thuật có phương pháp sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hoà hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí.
Ngay trong các bài tập khởi động cũng chính là quá trình chuẩn bị cho cơ thể trước khi tập luyện hay thi đấu về thể chất, tinh thần và trí lực, yếu tố tiên quyết vẫn là hơi thở. Chính hơi thở làm cho hệ tim mạch hoạt động tăng lên nhằm đưa máu đủ vào các cơ, khớp và các chi trên toàn thân; hệ xương, khớp, thần kinh được dẻo dai, linh hoạt; tinh thần được tập trung.
Ngoài những công năng đặc dị của các dị nhân võ thuật về khí công đặc dị, nội công đặc dị và những công phu khác thì ở góc độ của một người tập võ bình thường hơi thở giúp ích thiết thực trong lãnh vực quyền thuật và đối kháng. Bởi vì khi người tập kiểm soát và làm chủ được hơi thở thì tinh thần sẽ tập trung, lực phát có sức xuyên phá, giữ được thăng bằng cho cơ thể trong mọi tình huống.
Các yếu tố cơ bản đánh giá trình độ diễn quyền và binh khí quy định.
Với Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam:
Đối với bài quyền quy định:
1. Kỹ thuật: Độ chính xác về các bộ pháp, điểm dừng, thời gian dừng và thời gian thực hiện bài đúng quy định.
2. Sức mạnh, tốc độ: Nhanh gọn, rõ nét, có lực đúng quy định của bài)
3. Biểu diễn: Tinh thần tự chủ quyết đoán, phong thái ung dung, hoàn thiện được độ khó một cách khéo léo.
Đối với bài binh khí quy định:
1. Kỹ thuật: Độ chính xác về các bộ pháp, yếu lĩnh của từng loại binh khí, điểm dừng, thời gian dừng và thời gian thực hiện bài đúng quy định.
2. Sức mạnh, tốc độ (phối hợp giữa các bộ pháp với các đặc thù của từng loại kỹ thuật thể hiện được ưu điểm nhanh mạnh của binh khí đó.
3. Biểu diễn: Sự biểu hiện của trạng thái tâm lý, khả năng thực hiện bài quyền có hồn.
Với môn Wushu:
1. Chuẩn động tác quy định: Thủ hình, bộ hình, thủ pháp, bộ pháp, thoái pháp, nhảy, thăng bằng… phải đúng yêu cầu quy định. Không để lưỡi đao, kiếm chạm vào bất cứ phần nào của cơ thể hoặc đao pháp, kiếm pháp không phân biệt rõ ràng.
2. Kình lực và phối hợp: Kình lực đầy đủ, dùng lực rõ, điểm lực chuẩn xác, phối hợp tay, mắt, thân bộ pháp tốt và nhịp nhàng (môn thi có dụng cụ phải phối hợp ăn ý giữa dụng cụ và thân thể ) động tác phải lanh lẹ, dứt khoát.
3. Tinh thần, nhịp điệu, phong cách: Tinh thần tập trung, nhịp điệu rõ ràng, phong cách nổi trội.
Với môn Pencak Silat:
1. Kỹ thuật thi đấu: Sự chính xác trong từng động tác, thứ tự động tác, thứ tự từng đoạn của bài quyền.
2. Biểu diễn:
- Động tác: Thực hiện rõ ràng, sắc nét.
- Tiết tấu: Rõ ràng, sắc nét.
- Biểu cảm: Thực hiện có sắc thái mang tính chiến đấu.
- Sức mạnh: Các đòn đánh đều có lực, có biên độ và sức căng.
- Thể lực: Thể hiện khả năng duy trì tốc độ và sức bền trong thi đấu.
Với môn Karate-do:
1. Sự thể hiện chân thực ý nghĩa của bài quyền.
2. Hiểu được các kỹ thuật được dùng như thế nào ( Bunkai ).
3. Đúng lúc (Timing ), nhịp điệu, tốc độ, thăng bằng và tập trung lực (Kime)
4. Việc sử dụng hơi thở đúng, hợp lý để hỗ trợ Kime.
5. Nhãn pháp chuẩn (Chakugan) và sự tập trung cao.
6. Tấn chuẩn (Dachi ) bởi trọng tâm và chân di chuyển sát mặt sàn.
7. Thể hiện đan điền (Hara) hợp lý, không nhô lên, xuống khi di chuyển.
8. Thể hiện kỹ thuật chuẩn đặc trưng cho hệ phái.
9. Việc trình diễn còn được đánh giá với cách nhìn liên quan với một số điểm khác.
10. Thể hiện sự đồng đều trong thi đấu Kata đồng đội không nhờ vào các ám hiệu trợ giúp.
Tuy các môn võ không ghi rõ yếu tố hơi thở khi biểu diễn (trừ Karate-do) nhưng tất cả nền tảng đều phải dựa trên hơi thở vì nếu hơi thở không hài hoà, nhịp nhàng, hợp lý mà bị rối loạn thì các yếu tố khác sẽ ảnh hưởng dẫn đến sự thất bại. Điểm dừng kỹ thuật của bài võ chính là thời điểm để điều tiết công năng hơi thở, lặp lại chu trình hô hấp điều hoà sức nhanh, mạnh, bền cùng yếu tố chuẩn xác cho võ thuật.
Với đối kháng, ngoài các yếu tố cần thiết khác thì việc điều hoà hơi thở giúp trải dài sức chịu đựng trong một khoảng thời gian hợp lý để người thi đấu không bị “hụt hơi” lúc về sau và đòn thế kỹ thuật lúc nào cũng sắc bén có sức mạnh, sự linh hoạt không bị suy giảm, làm chủ được mình trong trận đấu. Chính vì vậy các võ sư thường huấn luyện cho học trò mình những bài tập kỹ thuật, thể lực khắc khe để tăng sức chịu đựng cơ thể qua hơi thở nhằm thích ứng với những trận đấu thực tế.
Các nhà nghiên cứu khoa học về hơi thở đánh giá việc tập võ là phương pháp vận động toàn thân giúp cho các bộ phận của cơ thể có dịp hoạt động đều, trong tập luyện lại kết hợp được hơi thở với các động tác mang lại lợi ích thiết thực cho tinh thần và thể chất.
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
HƠI THỞ TRONG VÕ THUẬT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ý NGHĨA NHÂN SINH TRONG BÀI THIỆU LÃO MAI QUYỀN
» CÁC BIỂU MẨU SỬ DỤNG TRONG CÂU LẠC BỘ
» BÀI QUYỀN "CHÉN NGỌC" TRONG DI SẢN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: THƯ VIỆN :: BÀI VIẾT & TƯ LIỆU VỀ VOCOTRUYEN-
Chuyển đến