Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 VOCOTRUYEN CÓ THỂ TRỞ THÀNH "SẢN PHẨM DU LỊCH THƯỜNG XUYÊN

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Admin


Tổng số bài gửi : 118
Join date : 22/04/2011
Age : 34

VOCOTRUYEN CÓ THỂ TRỞ THÀNH "SẢN PHẨM DU LỊCH THƯỜNG XUYÊN Empty
Bài gửiTiêu đề: VOCOTRUYEN CÓ THỂ TRỞ THÀNH "SẢN PHẨM DU LỊCH THƯỜNG XUYÊN   VOCOTRUYEN CÓ THỂ TRỞ THÀNH "SẢN PHẨM DU LỊCH THƯỜNG XUYÊN Icon_minitime26/3/2012, 2:23 pm

VÕ CỔ TRUYỀN DÂN TỘC
CÓ THỂ TRỞ THÀNH "SẢN PHẨM DU LỊCH THƯỜNG XUYÊN" ?

Võ sư Trần xuân Mẫn
(Hội An, Quảng Nam)

Cũng như nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật khác, võ cổ truyền dân tộc đã có trên đất nước ta từ rất sớm, được nhân dân trân trọng gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với thăng trầm lịch sử, dù bị thực dân Pháp cấm một thời gian dài nhưng với đồng bào ta, vẫn cha truyền con nối, ông truyền cháu nối, người biết "chỉ" cho người không biết, võ cổ truyền cứ mãi tồn tại và lưu truyền như dòng ca dao trong mạch máu văn hoá dân tộc. Nhờ thế mà ngày nay các võ đường võ cổ truyền vẫn còn giữ được hằng trăm bài quyền gồm các thảo bộ tay không, thảo bộ binh khí, nhiều phương pháp tập luyện tự vệ, thi đấu, nhiều bài thuốc hữu hiệu sử dụng trong giải huyệt, cấp cứu, các võ đường vẫn giữ lệ cúng Tổ, giỗ Thầy....Có thể nói trên đất nước ta không một nơi nào là không có người "biết" võ. không một gia đình nào là không có người "biết chút ít" về võ nghệ.

Ngày nay, trong điều kiện du lịch phát triển, võ cổ truyền dân tộc đã được chính quyền và ngành Văn hoá-Thể thao nhiều địa phương tạo điều kiện tham gia thể hiện "sức mình" trong các hoạt động lễ hội. Bằng kỹ thuật võ cổ truyền, hằng trăm võ sinh đảm nhận nhiệm vụ minh hoạ phục hiện quá trình đấu tranh mở đất, giữ làng của nhân dân địa phương trong nhiều chương trình sân khấu hoá, trong các lễ hội văn hoá thể thao, trong các ngày quốc lễ, tham gia múa Rồng, lân, thiên cẩu trong các lễ hội Trung thu, Nguyên tiêu, Giao thừa, Khánh thành, Khai trương.... Có võ đường biên đạo các động tác quyền thuật, các kỹ thuật giao chiến võ cổ truyền thành những nước đi Cờ Người minh hoạ những ván đấu Cờ Tướng tại các Hội Tết dân tộc. Biểu diễn võ thuật được tổ chức khá thường xuyên cũng góp phần giới thiệu với du khách một phần không thể thiếu khắc hoạ diện mạo văn hoá của một số địa phương như tại bảo tàng Quang Trung (Bình định) và tại các Đêm Phố Cổ ở Hội An (di sản văn hoá thế giới).

Tuy vậy, chúng ta còn bỏ ngỏ một tiềm năng có sức khám phá, khai thác, phát triển và thể hiện lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều; Đó là khai thác, ứng dụng võ cổ truyền dân tộc thành "sản phẩm du lịch thường xuyên" của nhiều điểm đến du lịch.

Võ cổ truyền có một hệ thống bài bản gồm rất nhiều 'Thảo bộ" nhằm mục đích rèn luyện cho cơ thể dẻo dai, sức lực bền bĩ, kỹ năng phòng thủ kín đáo và tự vệ hiệu quả. Ngoài thảo bộ tay không còn có các thảo bộ binh khí. Khi tập và chiến đấu, người ta sử dụng các loại vũ khí dài, ngắn khác nhau theo từng vùng miền như ở miền núi có song sỉ (răng), độc phủ (búa, rìu), vùng biển có song ngư (cá), yến tử (chim én), võ kinh của triều đình có thương, kích, siêu, kiếm, cung nỏ, thanh long đao, xà mâu (rắn), song bút (bút lông), ...võ nghệ trong dân gian có roi, côn, gươm, dáo, mác, dây, nhuyễn tiên...

Do đặc điểm thân hình nhỏ thó, nhanh nhẹn, lại thông minh, khéo léo nên người Việt có quan điểm chiến thuật là lanh lẹ trong di chuyển, kín đáo trong giao chiến. Dựa trên quan điểm đó, nhân dân ta đã sáng chế ra mỗi Thảo bộ gồm rất nhiều động tác tay không và động tác sử dụng binh khí di chuyển theo vô số đường vòng cung, vòng tròn, bao bọc quanh thân, khi chiến đấu thì phóng ra liền lạc, mềm mại, chỉ ở những động tác tấn công trúng vào đối phương mới dùng sức cương mạnh. Những yếu tố đó tạo nên sự đa dạng về động tác, uyển chuyển về hình thể, linh hoạt khi di chuyển, phóng túng về tinh thần nên luyện võ để chiến đấu mà ông bà ta vẫn gọi là múa quyền, múa kiếm.

Trong rất nhiều thảo bộ được chế tác từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, người tập luyện còn tùy theo trình độ của mình làm cho chúng biến hoá, thăng hoa đến vô cùng. Khi biểu diễn, những người có trình độ thâm hậu có khả năng biểu cảm làm thu hút lòng người mà ta thường gọi là biểu diễn có hồn. Cái hồn ấy được toát ra từ sự tự chủ của bản thân người biểu diễn trong khi điều tiết hơi thở và từng chuỗi động tác liên hoàn, từ sự phối hợp tổng hoà giữa động tác, hơi thở, tinh thần và nhạc đệm trong khi thể hiện cao độ, trường độ của từng đoạn bài quyền và nhất là thể hiện trình độ điêu luyện ở những đoạn cao trào đầy sức mạnh và tốc độ.

Từ những thảo bộ đã có, võ đường phân thế, xây dựng các bài đấu theo qui ước được gọi là bài đấu luyện để rèn luyện kỹ năng phản xạ trong chiến đấu cho người tập. Đây cũng là những bài biểu diễn có va chạm, đầy màu sắc, có kịch tính nên có sức hấp dẫn người xem khá cao.

Để có những xuất diễn đạt được chất lượng như thế cần xây dựng nhóm diễn bán chuyên nghiệp, người biểu diễn phải có trình độ võ sĩ trở lên, mỗi võ sĩ đảm nhiệm một vài tiết mục nhất định để trau dồi, biểu diễn thường xuyên. Mỗi xuất diễn chỉ cần kéo dài từ 20 đến 30 phút nhưng nên xây dựng xuất diễn có chủ đề như "Một trăm năm võ cổ truyền .....", "Quê hương thượng võ" để giới thiệu với du khách quá trình phát triển và đặc trưng của võ cổ truyền tại địa phương. Phần nhạc, trống, bộ gõ đệm cho các mục diễn cũng được sắp xếp phù hợp với các bài võ của từng vùng, miền.

Những xuất diễn bán chuyên nghiệp như thế hoàn toàn có thể thực hiện và xếp thành lịch diễn thường xuyên phục vụ du khách mỗi tuần hai hoặc ba lần tại một điểm tham quan hoặc tại võ đường có đủ điều kiện.

Võ đường ngày nay không chỉ là nơi tập luyện võ thuật. Ở đó còn được trang trí các hiện vật như: Bàn thờ Tổ, binh khí, dụng cụ, thuốc men tập luyện, hoành phi, câu đối, liễng võ, huy chương, bằng khen, giấy chứng nhận thành tích, ... và lưu giữ các di vật nhiều đời như võ phục, huy hiệu, cờ xí, hình ảnh các võ sư quá cố, hình và tượng các nghĩa sĩ, tặng phẩm và vật lưu niệm của các võ đường, môn phái, sách võ, tư liệu võ thuật.... Võ đường cũng là nơi có thể phục hiện để giới thiệu những dụng cụ, phương pháp tập công phu đặc dị của người Việt như phi thân (nhảy cao), thiết chưởng, thiết trảo (bàn tay cứng chắc), thiết tí (cánh tay sắt)... và tổ chức các nghi thức Giỗ Tổ, Nhập môn.

Khi đến tham quan, du khách được tìm hiểu về nguồn gốc võ đường, các hiện vật, di vật, các dòng võ đã từng có sự đóng góp vào nền võ thuật địa phương, các phương pháp tập luyện võ thuật đơn giản mà hiệu quả của người Việt, binh khí của các vùng, miền phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Khách tham quan cũng được xem biểu diễn võ thuật và được hướng dẫn tập "Cơ bản công" gồm một số bài tập căn bản của võ cổ truyền Việt Nam. Tại võ đường, du khách có thể mặc võ phục để tập luyện và ghi hình lưu niệm. Vào những ngày truyền thống của môn phái, khách tham quan được mời dự lễ Giỗ Tổ, Giỗ Thầy, lễ Nhập Môn. Khách là võ sinh ở các võ đường trong và ngoài nước thì họ có thể trao đổi những vật lưu niệm như huy hiệu võ đường, hình ảnh Tổ sư, võ sư chưởng môn, đĩa ghi hình ảnh sinh hoạt đặc trưng của các môn phái...

Ngày nay với điều kiện đất nước thanh bình, du lịch phát triển, võ đường được đầu tư để bảo tồn các di, hiện vật lẫn giá trị văn hoá phi vật thể của võ cổ trưyền, để trở thành nơi tham quan thường xuyên cho du khách là khả năng hoàn toàn có thể thực hiện ./.
Về Đầu Trang Go down
https://vocotruyenthanhbinh.forumvi.com
 
VOCOTRUYEN CÓ THỂ TRỞ THÀNH "SẢN PHẨM DU LỊCH THƯỜNG XUYÊN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lịch sử hào hùng tạo nên thương hiệu võ Việt
» GIẢI TRẺ VOCOTRUYEN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012
» Võ cổ truyền với Du lịch - Lễ hội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: THƯ VIỆN :: BÀI VIẾT & TƯ LIỆU VỀ VOCOTRUYEN-
Chuyển đến