Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
LƯỢC TRUY CẬP
Võ sư Hồ Ngạnh Flags_0

 

 Võ sư Hồ Ngạnh

Go down 
Tác giảThông điệp
smile_at_life_00
Học Viên Huyền Đai Tam Đẳng
Học Viên Huyền Đai Tam Đẳng
smile_at_life_00


Tổng số bài gửi : 12
Join date : 31/05/2012
Age : 24
Đến từ : CLB võ cổ truyền An Phong ,TB ,ĐT

Võ sư Hồ Ngạnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Võ sư Hồ Ngạnh   Võ sư Hồ Ngạnh Icon_minitime17/6/2012, 9:56 am

Võ sư Hồ Ngạnh tên thật là Hồ Nhu, ông sinh năm 1891, mất năm 1976, nguyên quán thôn Háo Ngãi, xã Bình An, sinh sống tại thôn Thuận Truyền, Bình Thuận. Cha ông là Đốc Năm (Hồ Đức Phổ), một võ quan của triều đình Huế, mẹ ông bà Lê Thị Huỳnh Hà, cũng là một người nức tiếng giỏi võ trong vùng.

Ngay từ nhỏ, Hồ Ngạnh đã được cha mẹ truyền dạy võ công. Lớn lên, ông được gia đình gửi vào lò võ của cao sư Ba Đề, tiếp đến là Đội Sẻ, Hồ Khiêm, toàn những người nổi tiếng. Bởi thế, từ những đường roi của các cao nhân như Ba Đề, Hồ Khiêm kết hợp với nội công học được từ thầy Đội Sẻ đã tạo ra một Hồ Ngạch với những đường côn biến hoá, sâu hiểm khôn lường. Theo sự truyền tụng của giới võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạnh là tuyệt kỹ vô song.

Dân Bình Định đến giờ vẫn truyền tụng nhiều câu chuyện Hồ Ngạnh bị các cao thủ khiêu chiến, thậm chí cả “đánh úp” hết sức lạ lùng. Các cao nhân thử tài với Hồ Ngạnh thì nhiều lắm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là những trận thư hùng với lực sĩ Dư Đành.

Dư Đành là tướng cướp, về võ công thì đến cả quân lính triều đình khi nghe thấy tên cũng đã hồn xiêu phách tán. Tung hoành khắp vùng không có đối thủ, nghe tiếng Hồ Ngạnh, Dư Đành nhiều lần gửi lời khiêu chiến. Chối từ mãi không được, sau cùng Hồ Ngạch cũng phải nhận lời thách đấu. Lần ấy, Dư Đành đem lũ lâu la về tận Thuận Truyền và hống hách đưa ra điều kiện, nếu Hồ Ngạnh đấu thua thì phải gia nhập đảng cướp của y.

Vậy là, tại bãi vắng ngay sát thôn Thuận Truyền đêm ấy, một mình Hồ Ngạnh đã đánh bại cả chục tên đệ tử của Dư Đành, vốn đều là những cao thủ võ lâm. Khi đám tay chân mỗi tên nằm một góc thì Dư Đành xuất hiện. Phải nói thêm rằng, Dư Đành có sức mạnh chẳng ai sánh kịp. Đã có lần, để diễu võ dương oai, một tay y đã cắp cả một con nghé hệt như người ta nhẹ nhàng bồng trên tay đứa trẻ.

Với thanh đao sáng loáng trên tay, vừa xuất hiện là Dư Đành tung đòn tới tấp. Thế nhưng, với đường roi thượng thừa của mình, Hồ Ngạnh cũng chẳng hề nao núng. Đánh mãi mà vẫn không tìm được kẽ hở để “ăn sống nuốt tươi” đối phương, Dư Đành thấy máu nóng dồn lên mặt. Và khi ấy, Hồ Ngạnh mới ra đòn tuyệt kỹ…

Tránh đòn truy hồn của đối phương, ông nhẹ nhàng tung người đá văng thanh đao cắm xuống đất, đồng thời xoay người giở đòn đánh nghịch. Biết đã vào thế hiểm, tiến thoái lưỡng nan, Dư Đành đành nhắm mắt chờ đường roi sát thủ. Thế nhưng, sau khi tiếng roi vun vút cất lên, Dư Đành đã thở phào choàng tỉnh bởi đường roi vừa chạm áo thì đối thủ đã thu về không đánh nữa.

Trận thư hùng ấy, dù đã nợ Hồ Ngạnh một mạng nhưng Dư Đành vẫn không phục. Y rắp tâm kiếm cơ hội trả thù. Bởi thế, một chiều, đang mải mê với những chiêu thức võ thuật thì Hồ Ngạnh được mọi người báo tin, không biết ai đã đến nương sắn nhà mình và nhổ hết sắn đóng vào những giỏ lớn. Điều lạ lùng là tất cả số sắn đó, kẻ trộm không lấy mang đi mà vẫn để nguyên trên rẫy.

Hồ Ngạnh đâu biết rằng, đó là một âm mưu của Dư Đành. Ra rẫy, thấy sắn bị nhổ, chẳng còn cách nào khác, Hồ Ngạnh đành phải quẩy những sọt sắn trĩu nặng ấy về. Vừa đi được một đoạn thì từ bụi cây bên đường, Dư Đành vọt ra với chiếc bắp cày trên tay. Chẳng nói chẳng rằng, y tung luôn một đường sát thủ.

Nghe tiếng gió, Hồ Ngạnh vội thụt xuống, đường cày vụt qua đầu, văng thẳng vào cây bồ lời làm thân cây gẫy gập. Lợi dụng luôn cú đánh hụt ấy, Hồ Ngạnh tức tốc áp sát, nhanh như chớp, chụp luôn tay Dư Đành rồi sử dụng thế lạc côn, không những hoá giải mà còn biến sức đối phương thành lực của mình, hất thẳng Dư Đành xuống bụi tre gần đó. Mắc kẹt giữa đám tre gai góc, lúc ấy, Dư Đành mới khẩn khoản xin tha và hứa từ đó không bao giờ dám về làng Thuận Truyền quậy phá nữa.

Đệ nhất côn thư hùng đệ nhất quyền

Năm 1924, làng võ Bình Định xuất hiện thêm một dòng võ mới đó là quyền Tàu. Người sáng lập ra dòng võ này là Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại An Thái. Tuy là người Trung Quốc nhưng gia đình Diệp Trường Phát sinh sống ở An Thái đã được mấy đời.

Hấp thụ tinh thần thượng võ từ An Thái, 13 tuổi, Diệp Trường Phát được gia đình gửi về Trung Quốc để học võ từ các cao sức của Thiếu lâm Bắc phái. Sau 15 năm thụ giáo tại cố hương, 28 tuổi, Diệp Trường Phát trở lại An Thái mở lò dạy quyền Tàu.

Đến giờ, dân làng An Thái vẫn truyền tai nhau chuyện thi tài giữa Sáu Tàu và đệ nhất roi Hồ Ngạnh. Bởi đó là cuộc thí võ kết bạn nên hai bên đã giao ước không gây thương tích, chỉ dùng mực ghi dấu trên y phục đối phương. Trước sự chứng kiến của nhiều môn đồ, hai ông giao kèo lấy một tuần nhang là một hiệp đấu.

Sau hiệp đấu quyền, khán giả đếm được những vết mực trên áo hai người là như nhau, tuy thế, Hồ Ngạnh vẫn chắp tay bái phục Tàu Sáu, thừa nhận mình kém hơn một bậc. Khán giả hết sức ngạc nhiên.

Khi ấy, Hồ Ngạnh mới giải thích, các vết mực Tàu Sáu lưu trên y phục mình có phần nhạt hơn. Điều đó chứng tỏ rằng, đường quyền thế cước của Tàu Sáu đã ở mức thượng thừa. Bởi vậy nên ông mới có thể vận hành công lực như ý muốn nên đòn ra mới nhẹ nhàng, dấu mực mới nhạt. Nếu cũng những quyền thế ấy, thi triển hết 12 thành công lực thì sức mạnh sẽ rất kinh hoàng, có thể lấy mạng người trong chớp mắt.

Về côn, tuyệt kỹ của Hồ Ngạnh, hai bên cũng quần thảo kinh hồn. Người xem chỉ thấy tiếng gậy va vào nhau chan chát còn bóng người thì lấp loá, mờ ảo. Sau tuần nhang, Tàu Sáu thấy trên người mình nhiều vết mực hơn. Trước đông đảo mọi người, ông đã chắp tay bái phục: “Đoản côn ở Thuận Truyền chỉ có Hồ Ngạnh làm chủ!”.
Nguồn : http://vocotruyen.vn/vo-su-ho-nganh.html
Về Đầu Trang Go down
 
Võ sư Hồ Ngạnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: CON NGƯỜI & VÕ CỔ TRUYỀN :: NHỮNG CỐ VÕ SƯ-
Chuyển đến