Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Chào mừng bạn đến với diễn đàn những người yêu thích võ cổ truyền Việt Nam!
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình

Diễn đàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam
 
Trở về website câu lạc bộTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 “Võ đánh cọp” sẽ là di sản văn hóa quốc gia?

Go down 
Tác giảThông điệp
smile_at_life_00
Học Viên Huyền Đai Tam Đẳng
Học Viên Huyền Đai Tam Đẳng
smile_at_life_00


Tổng số bài gửi : 12
Join date : 31/05/2012
Age : 24
Đến từ : CLB võ cổ truyền An Phong ,TB ,ĐT

“Võ đánh cọp” sẽ là di sản văn hóa quốc gia? Empty
Bài gửiTiêu đề: “Võ đánh cọp” sẽ là di sản văn hóa quốc gia?   “Võ đánh cọp” sẽ là di sản văn hóa quốc gia? Icon_minitime15/6/2012, 12:39 pm

Các cụ kể rằng, có một thời đất ở Tân Khánh người đi học võ đông như trẩy hội. Các võ đường giao đấu trên tinh thần thượng võ khiến người xem đã con mắt. Thế nhưng thời gian cùng chiến tranh loạn lạc đã khiến cho môn võ một thời đánh cọp lẫy lừng dần dà mai một.

THẾ VÕ CỦA NGƯỜI ĐI KHAI HOANG
Theo lịch sử Bình Dương 300 năm, giữa thế kỷ 17, lưu dân người Việt từ miền Thuận Quảng thuộc xứ Đàng trong tiến vào khai phá vùng đất Đồng Nai – Gia Định. Trên bước đường mưu sinh, họ mang theo thế võ cổ truyền để phòng thân. Những lưu dân đầu tiên này lập ra làng Tân Khánh, nay là thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Để thích nghi với nơi hoang sơ, nhiều thú dữ và cướp bóc, họ phát huy thế võ cổ truyền. Từ đó hình thành môn võ miệt rừng, với tên gọi võ lâm Tân Khánh (VLTK).

Đầu thế kỷ 19, Gia Long lên ngôi. Với chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù, mảnh đất Tân Khánh trở thành nơi đón tiếp cựu thần họ Võ đến mai danh. Từ đây VLTK có cơ hội thăng hoa, do được tăng cường kỹ thuật võ Tây Sơn – Bình Định.

Cựu thần họ Võ chính là bà Võ Thị Trà, giữa thế kỷ 19, lãnh đạo khởi nghĩa chống lại bọn tham quan địa phương từ căn cứ Truông Mây trên đất Tân Khánh suốt 10 năm (1850 – 1859). Để rồi tên đất gắn tên người: Tân Khánh – Bà Trà, và môn võ miệt rừng cũng được gọi là võ lâm Tân Khánh Bà Trà (TKBT). Võ sư Hồ Tường, hậu duệ đời thứ năm của môn phái này, cho biết bà Trà có hai đệ tử xuất sắc là anh em ông Hai Ất (Võ Văn Ất) và Ba Giá (Võ Văn Giá), được người dân gọi là “Võ Tòng” Tân Khánh với hơn 10 lần đả cọp. Võ nghệ hai ông vang danh khắp vùng, ai nghe qua đều kính phục.
NHỮNG GIAI THOẠI “VÕ TÒNG” TÂN KHÁNH
Nói về tài đả cọp của “Võ Tòng” Tân Khánh, người dân nơi đây kể vanh vách và tự hào như “chiến tích” của mình. “Chiến tích” kinh hoàng được truyền tụng như giai thoại diễn ra ở Hố Ngỡi, nay thuộc xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên.

Đó là vào buổi chiều, người ta chứng kiến ông Ất, áo rách tả tơi, nhảy qua trớ lại tránh móng vuốt của ba con cọp dữ. Càng thất kinh hơn khi ông Ất bất ngờ ngã xuống. Một số người sẵn cung tên định bắn giải cứu, bỗng nghe tiếng thét: Đừng bắn!

Đó là tiếng ông Giá, sợ họ bắn lạc tên trúng anh mình bởi ông biết anh ông không dễ bị hạ như vậy. Cú ngã chính là thế “phục địa lang hành”, ngã để xoay mình đá móc lên. Quả không sai. Cọp từ trên chụp xuống tưởng tóm gọn đối thủ thì bất ngờ lãnh cú đá ác liệt. Lẹ làng, ông Ất phóng lên lưng cọp, vung tay đấm xuống gáy cọp liên hồi. Trong lúc ông Ất ra đòn thì hai con kia định nhảy bổ vào. Thấy vậy, ông Ất định buông con cọp đang giữ nhưng vừa nới tay thì nó hất ông suýt ngã. Hốt hoảng, ông lấy hết sức đấm xuống gáy nó thêm mấy cái. Do phí sức nhiều, quả đấm không còn đủ lực hạ con cọp dữ. Ông Ất đè cọp xuống, gắng sức bẻ cổ nó thì lại nghe tiếng ông Giá: Ngồi yên đó. Ông Giá la lên nhưng trong lòng rất kinh khiếp. Làm sao chặn đứng hai con cọp giải cứu anh mình? Trong chớp mắt, ông Giá dùng thế “giải giáp”, cởi phăng chiếc áo đang mặc ném vào con cọp gần nhất. Thấy chiếc áo thình lình bay tới, cọp ngỡ có người trợ chiến, liền chụp áo xé tan nát.
Chặn đứng một con, ông Giá vung roi phóng tới đập thẳng vào đầu con cọp đang sắp chụp lên đầu ông Ất. Cọp té lộn về phía sau, đầu vỡ toang. Tiện đường roi, ông lia vào chân con cọp vồ chiếc áo, nhưng không trúng. Liền sau đó đường roi thứ hai tung ra vắt ngang lưng khiến cọp nằm im không cựa quậy.

Thấy em giết được hai con cọp, ông Ất mới hoàn hồn nhìn xuống thì thấy con cọp ông đang cưỡi đã chết tự bao giờ.

Một giai thoại khác: “Cọp Bàu Lòng Võ Tòng Tân Khánh”, chuyện mà ngay cả trẻ con cũng thuộc lòng và cho rằng “Võ Tòng” Tân Khánh “dữ” hơn Võ Tòng bên Tàu. Số là người dân xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) nhiều tháng liền bị cọp về bắt bò, heo. Mặc dân làng xua đuổi bằng mõ tre, thùng thiếc cọp cũng không bỏ con mồi. Dân làng sợ đến nỗi không làm ăn gì được. Ban Hội tề bèn lên thầy Cai tổng cầu cứu. Thầy Cai cho người mời anh em ông Ất đến và lệnh hai ông lên Bàu Lòng trừ cọp dữ.

Đến Bàu Lòng, vừa cơm nước xong, ông Ất nói: “Cọp đâu đánh phứt cho rồi”. Ông Ất dứt lời thì nghe một tiếng gầm rõ to ngoài sân. Dường như cọp có linh tính, biết thầy võ về làng nên đến thử sức. Trong lúc mọi người đang khiếp vía thì ông Giá cắp roi nhảy ra sân thủ thế. Ngoài sân, cọp thấy có người nhảy ra liền phóng tới chụp đầu. Ông Giá né vội, liền đó vung roi đâm trúng hông cọp. Cọp gầm lên rồi quay lại chụp. Ông Giá vung roi, lúc đập lúc đâm. Bụi bay mịt trời. Người coi quên phần sợ hãi. Cuộc giao tranh độ tàn điếu thuốc, bất ngờ cọp hộc lên một tiếng vọt ra ngoài vòng chiến, nằm chỏng vó lên trời. Theo các thầy võ, đó là thế “trâu vằn”, miếng tổ của cọp, ai sơ suất nhảy vào là toi mạng. Roi đánh thì bị cọp bắt, tiện dịp móc họng luôn đối thủ.

Ông Giá thấy cọp thủ thế “trâu vằn”, không thèm đánh, đứng chống roi nghỉ. Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giá phá miếng nghề của mình, liền gầm lên phóng lại vòng chiến. Ông Giá vung roi đánh tiếp. Lát sau cọp giở lại miếng cũ. Ông Giá chống roi đứng chờ tái chiến.

Cọp không thấy ông Giá phá thế của nó liền xoay mình phóng vào vòng chiến. Và rồi người ta nghe tiếng cọp gầm thật to, vọt ra khỏi vòng chiến định chạy vào rừng. Tiếp theo, một tiếng gầm to hơn, dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đứng bên xác cọp. Tất cả mọi người đứng xem không ai thấy ông Ất ra tay. Thì ra ông Ất đoán được đường rút lui của cọp liền lao ra chặn đầu. Dưới ngọn roi ngàn cân của ông, cọp hết đường thoát.

Không chỉ có những bậc “tiền bối” mới có tài đả cọp. Võ sư Hồ Tường cho biết, năm 1914, ông Ất được chính quyền Pháp mời về Sài Gòn đánh cọp nhân lễ khai thị chợ Bến Thành, nhưng ông từ chối và giao cho con gái mình là Năm Vuông (Võ Thị Vuông), lúc ấy mới ngoài 20 tuổi. Chỉ hơn một giờ giao đấu cô Vuông đã hạ con cọp dữ trước sự kinh ngạc của đông đảo quan khách.
VÙNG ĐẤT VÕ CHỈ CÒN HƯ DANH
Võ lâm TKBT có nhiều thế hệ anh tài nối tiếp vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh. “Nữ chúa” Truông Mây một thời lẫy lừng xứ Tân Khánh. Kế đến Hai Ất, Ba Giá, Năm Vuông từng làm rạng danh môn phái này với tài đả cọp. Đến nay, võ lâm TKBT trải qua năm đời: anh em ông Ất được xếp vào hàng tiên sư, đời thứ nhất; tiếp theo có Võ Văn Trực (Sáu Trực), Võ Văn Phiên (Bảy Phiên), Hồ Văn Lành (mất 2005, thọ 92 tuổi) và hậu duệ đời thứ năm Hồ Tường (con võ sư Hồ Văn Lành), dạy võ tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM từ năm 1981 đến nay.

Theo võ sư Hồ Tường, năm 1950, đánh dấu bước ngoặc mới của môn phái này. Cố VS Hồ Văn Lành rời Tân Khánh lên Sài Gòn tham gia Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam. Với tư cách là ủy viên, ông đã nỗ lực phổ biến võ lâm TKBT vào cộng đồng võ thuật miền Nam. Từ năm 1970 – 1974, các môn sinh của ông Từ Thanh Nghĩa, Hồ Ngọc Thọ đoạt huy chương vàng cấp quốc gia. Ngoài ra có Từ Trung Tín, Từ Y Văn từng đại diện miền Nam thi đấu 7 trận toàn thắng trước các nhà vô địch Thái Lan, Lào và Campuchia.

“Môn võ một thời lẫy lừng như vậy, nhưng giờ đây đi khắp làng cũng không tìm thấy dấu tích nào của võ đường. Một môn võ từng vang danh, giờ hiển hiện nguy cơ thất truyền quả thật đáng buồn” – võ sư Hồ Tường tỏ ra lo lắng.

Có lẽ nhận thấy đều đó nên mới đây UBND tỉnh Bình Dương đã quyết định khôi phục lại. Tiến sĩ Hồ Sơn Diệp – Khoa sử, trường Đại học KHXH & NV TPHCM, người chấp bút đề án “Khôi phục võ lâm TKBT” – cho biết sẽ hoàn chỉnh đề án vào cuối năm nay. Giai đoạn đầu đề án, biên soạn lại lịch sử môn phái, khôi phục các bài quyền, binh khí, trang phục. Tiếp theo sẽ xây võ đường, nhà truyền thống, vừa dạy võ vừa giáo dục tinh thần thượng võ cho thế hệ trẻ. Từng bước đưa môn phái này hòa nhập vào làng võ cổ truyền quốc gia và thế giới. Tiến sĩ Diệp tỏ ra lạc quan: Tương lai võ lâm TKBT không còn là tài sản của người Bình Dương mà sẽ trở thành di sản văn hóa quốc gia. Bởi trong quá khứ, võ lâm TKBT không chỉ đánh cọp mà từng mang lại vinh quang cho nền võ thuật nước nhà. Các nhà cách mạng tiền bối Nguyễn An Ninh, Huỳnh Văn Nghệ, Huỳnh Văn Tiểng, Phan Văn Hùm… cũng từng là võ sinh của môn phái này. Việc để một phái võ nổi tiếng như vậy thất truyền là có tội với tiền nhân, ông Diệp nói. Tuy vậy, để khôi phục môn phái này phải có người tâm thuyết và kinh phí có thể lên đến chục tỷ đồng.

Cũng theo ông Diệp, mặc dù đây là miếng võ của người đi khai hoang, nhưng những người biết võ TKBT có thể đánh thắng cọp. Do vậy, việc khôi phục phái “võ đánh cọp” là việc nên làm. Dẫu có hơi muộn nhưng cho phép những người lạc quan tin rằng, phái võ này rồi sẽ lại vang danh.
Về Đầu Trang Go down
 
“Võ đánh cọp” sẽ là di sản văn hóa quốc gia?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ QUỐC VÕ ?
» Quốc tế hóa Võ thuật Cổ truyền Việt Nam: Sứ mệnh của hậu thế
» GIẢI TRẺ VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NĂM 2011

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Võ Cổ Truyền Thanh Bình :: CON NGƯỜI & VÕ CỔ TRUYỀN :: NHỮNG CỐ VÕ SƯ-
Chuyển đến